Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras cho rằng Hy Lạp đã thực hiện những điều đã cam kết và các đối tác của nước này, cùng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng phải làm những gì cần làm.
Trước đó, cuộc họp bộ trưởng tài chính các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ngày 21/11 tại Brussels (Bỉ) vẫn không đạt được thỏa thuận về vấn đề giải ngân 31,5 tỷ euro (40 tỷ USD) cho Hy Lạp, do các bên, nhất là giữa Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) và IMF, vẫn còn bất đồng về cách xử lý nợ công của Hy Lạp mà không làm tăng gánh nặng cho người dân nộp thuế trong nước.
[Eurozone chưa giải ngân khoản cho vay "cứu" Hy Lạp]
Đây là cuộc họp thứ hai liên tiếp của các bộ trưởng tài chính Eurozone không đạt được sự đồng thuận về việc giải cứu Hy Lạp khỏi bờ vực sụp đổ.
Dự kiến, các bên sẽ có cuộc thảo luận thứ ba vào ngày 26/11 tới, để giải quyết về mặt kỹ thuật một số vấn đề trong gói cứu trợ này.
Trong khi đó, các bộ trưởng Eurozone ủng hộ khả năng cho Hy Lạp thêm thời hạn đến năm 2022, để đưa nợ công từ mức tương đương khoảng 176% GDP trong năm nay về mức 120% GDP, thì IMF không tán đồng và cho rằng nên đạt được mức đó vào năm 2020 như mục tiêu ban đầu.
Theo ước tính, Hy Lạp sẽ cần thêm khoảng vài chục tỷ euro để có thể trụ vững đến 2016./.
Trước đó, cuộc họp bộ trưởng tài chính các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ngày 21/11 tại Brussels (Bỉ) vẫn không đạt được thỏa thuận về vấn đề giải ngân 31,5 tỷ euro (40 tỷ USD) cho Hy Lạp, do các bên, nhất là giữa Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) và IMF, vẫn còn bất đồng về cách xử lý nợ công của Hy Lạp mà không làm tăng gánh nặng cho người dân nộp thuế trong nước.
[Eurozone chưa giải ngân khoản cho vay "cứu" Hy Lạp]
Đây là cuộc họp thứ hai liên tiếp của các bộ trưởng tài chính Eurozone không đạt được sự đồng thuận về việc giải cứu Hy Lạp khỏi bờ vực sụp đổ.
Dự kiến, các bên sẽ có cuộc thảo luận thứ ba vào ngày 26/11 tới, để giải quyết về mặt kỹ thuật một số vấn đề trong gói cứu trợ này.
Trong khi đó, các bộ trưởng Eurozone ủng hộ khả năng cho Hy Lạp thêm thời hạn đến năm 2022, để đưa nợ công từ mức tương đương khoảng 176% GDP trong năm nay về mức 120% GDP, thì IMF không tán đồng và cho rằng nên đạt được mức đó vào năm 2020 như mục tiêu ban đầu.
Theo ước tính, Hy Lạp sẽ cần thêm khoảng vài chục tỷ euro để có thể trụ vững đến 2016./.
Anh Quân (TTXVN)