Tại cuộc họp báo Quý 3 vào chiều 4/10, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, Bộ Giao thông Vận tải cam kết sẽ hoàn thành đúng tiến độ với các dự án BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) đồng thời sẽ kiểm soát để không xảy ra hiện tượng vệt lún hằn bánh xe trên tuyến Quốc lộ.
Liên quan đến các dự án mở rộng Quốc lộ 1 và 14 phải hoàn thành vào năm 2016 nhưng đến nay có một số dự án BOT chậm tiến độ do nhà đầu tư chưa được cấp phép, chưa xác định rõ nguồn vốn," Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định, Bộ Giao thông Vận tải sẽ cam kết hoàn thành theo đúng tiến độ.
[30.000 tỷ xây dựng Quốc lộ 1A Hà Nội – Cần Thơ]
Lý giải điều này, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho rằng, Bộ Giao thông Vận tải đã khởi công 17 dự án BOT trên Quốc lộ 1 và 3 dự án trên Quốc lộ 14. Tất cả các dự án BOT đều có cơ quan thẩm quyền giám sát đồng thời giao việc giải phóng mặt bằng cho các tỉnh, tiền đền bù mặt bằng để chủ đầu tư cấp vốn.
“Theo quy định của Bộ, với một dự án phải có 10km mặt bằng sạch thì mới cho làm. Một số dự án ở Hà Tĩnh, Quảng Bình đã triển khai như vậy. Tất cả các dự án BOT đều có các cơ quan theo dõi báo cáo đúng tiến độ,” Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường quả quyết.
Mặt khác, theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, trên các tuyến đường tỉnh lộ, vệt lún hằn bánh xe vẫn còn xảy ra. Qua việc kiểm tra của đoàn công tác, các buổi thảo luận của hội thảo về vấn đề này, các chuyên gia đã tìm ra một số nguyên nhân sơ bộ như do cấp phối của bê tong nhựa có vấn đề, chất lượng nhựa đường và xe quá tải họat động lớn trên một số tuyến đường, gây biến dạng mặt đường.
Nhằm hạn chế tình trạng trên, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ và các nhà thầu khẩn trương sửa chữa tất cả hỏng hóc.
“Vệt lún hằn bánh xe cơ bản đã xử lý xong đồng thời từng bước đưa ra giải pháp khắc phục trước mắt cũng như lâu dài để từ nay về sau không còn xảy ra hiện tượng trên,” Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định.
Đề cập đến việc Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt phương án sửa chữa mặt cầu Thăng Long, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, để thuận tiện cho việc lưu thông của các phương tiện từ nay đến 2016, Bộ quyết định ký hợp đồng với một đơn vị của Mỹ, tiến hành sửa chữa 12.000m2 mặt cầu.
“Chi phí cho đợt duy tu này rất thấp so với chi phí sửa chữa vào năm 2009, chỉ xấp xỉ khoảng 10 tỷ đồng,” Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường tiết lộ.
[Tiếp tục sử dụng vật liệu Mỹ để sửa cầu Thăng Long]
Nhấn mạnh đến việc sửa chữa triệt để hư hỏng cầu Thăng Long, Thứ trưởng Trường cho biết, Bộ đã mời các chuyên gia trong nước và quốc tế nghiên cứu, giúp đỡ trong đó, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) đã chấp thuận sửa chữa toàn bộ hư hỏng mặt cầu Thăng Long.
“Nhanh nhất cũng phải đầu năm 2016 mới có thể sửa chữa bằng công nghệ Nhật Bản,” Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nói./.
Liên quan đến các dự án mở rộng Quốc lộ 1 và 14 phải hoàn thành vào năm 2016 nhưng đến nay có một số dự án BOT chậm tiến độ do nhà đầu tư chưa được cấp phép, chưa xác định rõ nguồn vốn," Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định, Bộ Giao thông Vận tải sẽ cam kết hoàn thành theo đúng tiến độ.
[30.000 tỷ xây dựng Quốc lộ 1A Hà Nội – Cần Thơ]
Lý giải điều này, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho rằng, Bộ Giao thông Vận tải đã khởi công 17 dự án BOT trên Quốc lộ 1 và 3 dự án trên Quốc lộ 14. Tất cả các dự án BOT đều có cơ quan thẩm quyền giám sát đồng thời giao việc giải phóng mặt bằng cho các tỉnh, tiền đền bù mặt bằng để chủ đầu tư cấp vốn.
“Theo quy định của Bộ, với một dự án phải có 10km mặt bằng sạch thì mới cho làm. Một số dự án ở Hà Tĩnh, Quảng Bình đã triển khai như vậy. Tất cả các dự án BOT đều có các cơ quan theo dõi báo cáo đúng tiến độ,” Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường quả quyết.
Mặt khác, theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, trên các tuyến đường tỉnh lộ, vệt lún hằn bánh xe vẫn còn xảy ra. Qua việc kiểm tra của đoàn công tác, các buổi thảo luận của hội thảo về vấn đề này, các chuyên gia đã tìm ra một số nguyên nhân sơ bộ như do cấp phối của bê tong nhựa có vấn đề, chất lượng nhựa đường và xe quá tải họat động lớn trên một số tuyến đường, gây biến dạng mặt đường.
Nhằm hạn chế tình trạng trên, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ và các nhà thầu khẩn trương sửa chữa tất cả hỏng hóc.
“Vệt lún hằn bánh xe cơ bản đã xử lý xong đồng thời từng bước đưa ra giải pháp khắc phục trước mắt cũng như lâu dài để từ nay về sau không còn xảy ra hiện tượng trên,” Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định.
Đề cập đến việc Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt phương án sửa chữa mặt cầu Thăng Long, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, để thuận tiện cho việc lưu thông của các phương tiện từ nay đến 2016, Bộ quyết định ký hợp đồng với một đơn vị của Mỹ, tiến hành sửa chữa 12.000m2 mặt cầu.
“Chi phí cho đợt duy tu này rất thấp so với chi phí sửa chữa vào năm 2009, chỉ xấp xỉ khoảng 10 tỷ đồng,” Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường tiết lộ.
[Tiếp tục sử dụng vật liệu Mỹ để sửa cầu Thăng Long]
Nhấn mạnh đến việc sửa chữa triệt để hư hỏng cầu Thăng Long, Thứ trưởng Trường cho biết, Bộ đã mời các chuyên gia trong nước và quốc tế nghiên cứu, giúp đỡ trong đó, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) đã chấp thuận sửa chữa toàn bộ hư hỏng mặt cầu Thăng Long.
“Nhanh nhất cũng phải đầu năm 2016 mới có thể sửa chữa bằng công nghệ Nhật Bản,” Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nói./.
Việt Hùng (Vietnam+)