Trong mấy ngày qua, thông tin về việc Ngân hàng Nhà nước sẽ quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu, tiến tới xoá bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do đã khiến dư luận gây nhiều tranh cãi.
Cấm để thị trường lành mạnh
Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong quý II/2011 sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý và kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới.
Một số chuyên gia cho rằng, trong thời gian qua những biến động của giá vàng đã tác động không nhỏ đến lạm phát, tỷ giá, đến việc ổn định vĩ mô, vì vậy việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng là rất cần thiết. Trước đây, để điều tiết thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước thường chỉ dùng biện pháp cấp phép xuất, nhập vàng theo thời gian cụ thể, nhưng biện pháp này xem ra vô hiệu vì nguồn ngoại tệ có hạn và nếu các tiệm vàng phối hợp đẩy giá thì không lượng cung nào có thể chặn đà tăng của giá vàng.
Theo các chuyên gia, nên xem vàng như một loại hàng hóa đặc biệt, người dân có thể mua bán thông qua ngân hàng, có thể mua vàng vật chất, có thể mua chứng chỉ vàng.
Từ việc quản lý này, Ngân hàng Nhà nước có thể kiểm soát được tổng cung, tổng cầu vàng trên thị trường, lượng vàng trong dân để cân đối cung cầu và dễ dàng phát hiện ra hiện tượng buôn lậu vàng để hưởng chênh lệch giữa giá vàng trong nước và nước ngoài. Việc đầu cơ nâng giá, hạ giá vàng cũng khó diễn ra vì theo quy chế quản lý mới các tiệm vàng tư nhân, dù lớn, cũng không còn khả năng chi phối thị trường.
Một hiệu ứng khác là giá đô la Mỹ trên thị trường tự do sẽ khó “nhảy múa” theo giá vàng như hiện nay do không còn hiện tượng thương nhân gom đô la Mỹ để nhập lậu vàng.
Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đồng tình với quan điểm này. Ông Kiêm cho rằng, đây là chính sách tốt, cần phải làm ngay. Theo ông Kiêm, vàng miếng đã tiêu tốn một lượng ngoại tệ nhất định và làm cho nhập siêu tăng lên, áp lực lạm phát rất lớn.
“Trước đây cơ chế cho nhập khẩu vàng nhưng lại không quản lý được, vàng trôi nổi trên thị trường tự do tạo nên tình trạng găm giữ, buôn lậu, làm cho méo mó chính sách tiền tệ, kinh doanh phập phồng, gây rủi ro cho người dân.” Ông Kiêm nhận định.
Về việc một số công ty kinh doanh vàng bạc phản đối chính sách trên, theo ông Kiêm là do các công ty này chưa biết chính sách cụ thể. Sắp tới Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố chính sách cụ thể để triển khai, đảm bảo chính sách này không thiệt cho dân.
Ông Kiêm cho biết, sau này số lượng vàng miếng sẽ không cho giao dịch trên thị trường tự do, nếu có mua bán phải thông qua một cơ quan của Ngân hàng Nhà nước, để tạo ra một cơ chế chặt chẽ, tất nhiên là không cấm nhân dân, không để thiệt cho dân nhưng phải quản lý được.
Tuy nhiên, ông Kiêm cũng tỏ ra băn khoăn, sẽ khó thực thi, nếu Nhà nước không thiết lập cơ chế rõ ràng, gắt gao. Đây là nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước. Chủ trương chỉ cấm vàng miếng, chứ không cấm hẳn vàng. Việc người dân chuyển sang găm giữ vàng nữ trang thì không lo. Bởi vàng nữ trang có loại nguyên chất, có loại pha trộn, khả năng găm giữ ít, khả năng gây rối thị trường cũng ít, nên có thể chấp nhận.
... nhưng khó khả thi
Một luồng ý kiến khác lại cho rằng, để đồng tiền lưu thông thì cần phải có chính sách quản lý tốt hơn, cụ thể là không cấm, mà tập trung vào một đầu mối để cho quy củ hơn.
Theo ông Lưu Quang Điền, Phó Tổng giám đốc Công ty vàng bạc đá quý SJC Hà Nội, việc xóa bỏ kinh doanh vàng miếng tự do tại Việt Nam là một điều không khả thi, nếu không nói là không tưởng. Hiện Việt Nam có hơn 80 triệu dân thì có tới 3/4 trong số đó là có vàng. Nhu cầu tích trữ, mua bán vàng của người Việt tồn tại từ xưa đến nay và ngày càng lớn, nên khó mà dẹp bỏ cái nhu cầu đó đi.
“Nhà nước còn tích trữ vàng cơ mà, sao lại cấm dân. Cái chính là phải quản lý như thế nào. Chứ còn đầu tư đàng hoàng, cũng như đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản, có thị trường, có sàn, thậm chí Nhà nước bắt đóng thuế thì chúng tôi đóng thuế, tôi nghĩ sẽ tốt hơn rất nhiều. Hiện nay các bác thấy quản lý khó khăn quá nên đưa ra chính sách cấm nhưng theo tôi nghĩ không có khả thi vì sẽ khó có thể được,” ông Điền nhấn mạnh.
Một số doanh nghiệp khác cũng cho rằng, nên cho mở cửa thị trường vàng, có cấm cũng không được. Giống như hiện nay ta cũng cấm mua bán USD trên thị trường tự do nhưng nếu bạn muốn mua bao nhiêu USD chỉ cần ra phố Hà Trung là bạn có thể mua và bán được ngay. Chính có cấm nên mới có giá USD chênh lệch giữa ngân hàng và thị trường tự do. Vàng thì hiện nay chưa cấm nhưng sẽ xảy ra tình trạng tương tự như vậy vì ở đây là nhu cầu có thật.
Còn một lãnh đạo của Công ty vàng bạc Bảo Tín Minh Châu cho rằng, nếu như đây không phải là thông tin nằm trong các nhóm giải pháp điều hành chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ thì có thể xem là một tin đồn thất thiệt.
Vàng miếng cũng là một loại hàng hóa, tại sao lại cấm mua bán, giao dịch. Nhu cầu người dân vẫn lớn, nếu cấm mua bán trên thị trường tự do thì sẽ xảy ra hiện tượng mua bán lậu, ảnh hưởng đến nền kinh tế. Nhà nước sẽ không đủ sức để quản lý được việc này, ngay như ngoại tệ bị cấm giao dịch trên thị trường tự do, nhưng thực chất người ta vẫn đi mua bán ngoại tệ trên “chợ đen” đấy thôi.
“Trong thời gian qua giá vàng biến động không phải do Việt Nam quyết định, mà ở đây hoàn toàn do giá thế giới, mình chỉ là ăn theo.Để đồng tiền lưu thông tốt thì phải có một chính sách tốt, từ đó người dân mới tin tưởng vào chính sách sẽ không còn tình trạng găm giữ vàng, USD, bất động sản nữa, vị lãnh đạo này khẳng định.
Đồng tình với những quan điểm trên, ông Phạm Bảo Quý, Giám đốc đại lý vàng miếng SJC Hà Nội cũng cho rằng, việc tiến tới xóa bỏ giao dịch vàng miếng trên thị trường tự do tính khả thi không cao, có thể tạo ra biến tướng.
"Theo tôi, nên cấm những sàn vàng giao dịch ảo, gây bất lợi cho xã hội, vàng miếng thì không nên. Nhà nước nên tập trung kiểm soát những đầu nậu đầu cơ, chuyên tạo sốc cho thị trường, còn người dân mua bán ở mức độ dự trữ tài sản cá nhân nên cho phép," ông Quý chia sẻ.
Nhìn chung, các chuyên gia đều đưa ra nhận định chung rằng: Khó có thể nói giải pháp của Ngân hàng Nhà nước đưa ra này hợp lý hay không hợp lý. Bởi trong những tình huống đặc biệt có cho phép dùng những giải pháp tình thế. Tuy nhiên, cần phải thận trọng, đưa ra phản biện xã hội, bởi nếu không khéo sẽ gây ra bất ổn định./.
Cấm để thị trường lành mạnh
Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong quý II/2011 sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý và kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới.
Một số chuyên gia cho rằng, trong thời gian qua những biến động của giá vàng đã tác động không nhỏ đến lạm phát, tỷ giá, đến việc ổn định vĩ mô, vì vậy việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng là rất cần thiết. Trước đây, để điều tiết thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước thường chỉ dùng biện pháp cấp phép xuất, nhập vàng theo thời gian cụ thể, nhưng biện pháp này xem ra vô hiệu vì nguồn ngoại tệ có hạn và nếu các tiệm vàng phối hợp đẩy giá thì không lượng cung nào có thể chặn đà tăng của giá vàng.
Theo các chuyên gia, nên xem vàng như một loại hàng hóa đặc biệt, người dân có thể mua bán thông qua ngân hàng, có thể mua vàng vật chất, có thể mua chứng chỉ vàng.
Từ việc quản lý này, Ngân hàng Nhà nước có thể kiểm soát được tổng cung, tổng cầu vàng trên thị trường, lượng vàng trong dân để cân đối cung cầu và dễ dàng phát hiện ra hiện tượng buôn lậu vàng để hưởng chênh lệch giữa giá vàng trong nước và nước ngoài. Việc đầu cơ nâng giá, hạ giá vàng cũng khó diễn ra vì theo quy chế quản lý mới các tiệm vàng tư nhân, dù lớn, cũng không còn khả năng chi phối thị trường.
Một hiệu ứng khác là giá đô la Mỹ trên thị trường tự do sẽ khó “nhảy múa” theo giá vàng như hiện nay do không còn hiện tượng thương nhân gom đô la Mỹ để nhập lậu vàng.
Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đồng tình với quan điểm này. Ông Kiêm cho rằng, đây là chính sách tốt, cần phải làm ngay. Theo ông Kiêm, vàng miếng đã tiêu tốn một lượng ngoại tệ nhất định và làm cho nhập siêu tăng lên, áp lực lạm phát rất lớn.
“Trước đây cơ chế cho nhập khẩu vàng nhưng lại không quản lý được, vàng trôi nổi trên thị trường tự do tạo nên tình trạng găm giữ, buôn lậu, làm cho méo mó chính sách tiền tệ, kinh doanh phập phồng, gây rủi ro cho người dân.” Ông Kiêm nhận định.
Về việc một số công ty kinh doanh vàng bạc phản đối chính sách trên, theo ông Kiêm là do các công ty này chưa biết chính sách cụ thể. Sắp tới Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố chính sách cụ thể để triển khai, đảm bảo chính sách này không thiệt cho dân.
Ông Kiêm cho biết, sau này số lượng vàng miếng sẽ không cho giao dịch trên thị trường tự do, nếu có mua bán phải thông qua một cơ quan của Ngân hàng Nhà nước, để tạo ra một cơ chế chặt chẽ, tất nhiên là không cấm nhân dân, không để thiệt cho dân nhưng phải quản lý được.
Tuy nhiên, ông Kiêm cũng tỏ ra băn khoăn, sẽ khó thực thi, nếu Nhà nước không thiết lập cơ chế rõ ràng, gắt gao. Đây là nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước. Chủ trương chỉ cấm vàng miếng, chứ không cấm hẳn vàng. Việc người dân chuyển sang găm giữ vàng nữ trang thì không lo. Bởi vàng nữ trang có loại nguyên chất, có loại pha trộn, khả năng găm giữ ít, khả năng gây rối thị trường cũng ít, nên có thể chấp nhận.
... nhưng khó khả thi
Một luồng ý kiến khác lại cho rằng, để đồng tiền lưu thông thì cần phải có chính sách quản lý tốt hơn, cụ thể là không cấm, mà tập trung vào một đầu mối để cho quy củ hơn.
Theo ông Lưu Quang Điền, Phó Tổng giám đốc Công ty vàng bạc đá quý SJC Hà Nội, việc xóa bỏ kinh doanh vàng miếng tự do tại Việt Nam là một điều không khả thi, nếu không nói là không tưởng. Hiện Việt Nam có hơn 80 triệu dân thì có tới 3/4 trong số đó là có vàng. Nhu cầu tích trữ, mua bán vàng của người Việt tồn tại từ xưa đến nay và ngày càng lớn, nên khó mà dẹp bỏ cái nhu cầu đó đi.
“Nhà nước còn tích trữ vàng cơ mà, sao lại cấm dân. Cái chính là phải quản lý như thế nào. Chứ còn đầu tư đàng hoàng, cũng như đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản, có thị trường, có sàn, thậm chí Nhà nước bắt đóng thuế thì chúng tôi đóng thuế, tôi nghĩ sẽ tốt hơn rất nhiều. Hiện nay các bác thấy quản lý khó khăn quá nên đưa ra chính sách cấm nhưng theo tôi nghĩ không có khả thi vì sẽ khó có thể được,” ông Điền nhấn mạnh.
Một số doanh nghiệp khác cũng cho rằng, nên cho mở cửa thị trường vàng, có cấm cũng không được. Giống như hiện nay ta cũng cấm mua bán USD trên thị trường tự do nhưng nếu bạn muốn mua bao nhiêu USD chỉ cần ra phố Hà Trung là bạn có thể mua và bán được ngay. Chính có cấm nên mới có giá USD chênh lệch giữa ngân hàng và thị trường tự do. Vàng thì hiện nay chưa cấm nhưng sẽ xảy ra tình trạng tương tự như vậy vì ở đây là nhu cầu có thật.
Còn một lãnh đạo của Công ty vàng bạc Bảo Tín Minh Châu cho rằng, nếu như đây không phải là thông tin nằm trong các nhóm giải pháp điều hành chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ thì có thể xem là một tin đồn thất thiệt.
Vàng miếng cũng là một loại hàng hóa, tại sao lại cấm mua bán, giao dịch. Nhu cầu người dân vẫn lớn, nếu cấm mua bán trên thị trường tự do thì sẽ xảy ra hiện tượng mua bán lậu, ảnh hưởng đến nền kinh tế. Nhà nước sẽ không đủ sức để quản lý được việc này, ngay như ngoại tệ bị cấm giao dịch trên thị trường tự do, nhưng thực chất người ta vẫn đi mua bán ngoại tệ trên “chợ đen” đấy thôi.
“Trong thời gian qua giá vàng biến động không phải do Việt Nam quyết định, mà ở đây hoàn toàn do giá thế giới, mình chỉ là ăn theo.Để đồng tiền lưu thông tốt thì phải có một chính sách tốt, từ đó người dân mới tin tưởng vào chính sách sẽ không còn tình trạng găm giữ vàng, USD, bất động sản nữa, vị lãnh đạo này khẳng định.
Đồng tình với những quan điểm trên, ông Phạm Bảo Quý, Giám đốc đại lý vàng miếng SJC Hà Nội cũng cho rằng, việc tiến tới xóa bỏ giao dịch vàng miếng trên thị trường tự do tính khả thi không cao, có thể tạo ra biến tướng.
"Theo tôi, nên cấm những sàn vàng giao dịch ảo, gây bất lợi cho xã hội, vàng miếng thì không nên. Nhà nước nên tập trung kiểm soát những đầu nậu đầu cơ, chuyên tạo sốc cho thị trường, còn người dân mua bán ở mức độ dự trữ tài sản cá nhân nên cho phép," ông Quý chia sẻ.
Nhìn chung, các chuyên gia đều đưa ra nhận định chung rằng: Khó có thể nói giải pháp của Ngân hàng Nhà nước đưa ra này hợp lý hay không hợp lý. Bởi trong những tình huống đặc biệt có cho phép dùng những giải pháp tình thế. Tuy nhiên, cần phải thận trọng, đưa ra phản biện xã hội, bởi nếu không khéo sẽ gây ra bất ổn định./.
Duy Minh (Vietnam+)