Để bảo vệ động vật hoang dã, thành phố Hà Nội nghiêm cấm việc mua, bán, sử dụng, tặng hay nhận quà biếu là các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm cũng như không được tiêu thụ các sản phẩm động vật hoang dã nguy cấp.
Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Đồng thời, thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, tới toàn thể các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và cộng đồng dân cư ở địa phương.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
Hiện nay, việc xâm phạm rừng đang làm biến đổi môi trường sống của các loài theo hướng tiêu cực, là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều loài động vật trong Sách Đỏ Việt Nam bị tuyệt chủng. Một số rất hiếm hoi còn lại thì... “đứng trên bờ vực” tuyệt chủng.
Theo tiến sỹ Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, hiện nay, theo Sách Đỏ Việt Nam 2007, số loài động-thực vật hoang dã trong tự nhiên bị đe dọa lên tới 882 loài, tăng 161 loài so với năm 1992.
Tiến sỹ Lê Văn cảnh nói: “Sự tồn tại của nhiều loài động vật hoang dã bị đe dọa khi chỉ còn những quần thể nhỏ bé, bị chia cắt mạnh. Nếu xu hướng này tiếp diễn như hiện nay, trong thời gian không xa của thế kỷ 21, có thể ta sẽ phải chứng kiến “làn sóng tuyệt chủng” của một số loài động, thực vật hoang dã của Việt Nam với mức độ chưa từng thấy trong lịch sử, kèm theo các thiệt hại về môi trường và kinh tế.”./.
Ủy ban Nhân dân thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Đồng thời, thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, tới toàn thể các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và cộng đồng dân cư ở địa phương.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
Hiện nay, việc xâm phạm rừng đang làm biến đổi môi trường sống của các loài theo hướng tiêu cực, là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều loài động vật trong Sách Đỏ Việt Nam bị tuyệt chủng. Một số rất hiếm hoi còn lại thì... “đứng trên bờ vực” tuyệt chủng.
Theo tiến sỹ Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, hiện nay, theo Sách Đỏ Việt Nam 2007, số loài động-thực vật hoang dã trong tự nhiên bị đe dọa lên tới 882 loài, tăng 161 loài so với năm 1992.
Tiến sỹ Lê Văn cảnh nói: “Sự tồn tại của nhiều loài động vật hoang dã bị đe dọa khi chỉ còn những quần thể nhỏ bé, bị chia cắt mạnh. Nếu xu hướng này tiếp diễn như hiện nay, trong thời gian không xa của thế kỷ 21, có thể ta sẽ phải chứng kiến “làn sóng tuyệt chủng” của một số loài động, thực vật hoang dã của Việt Nam với mức độ chưa từng thấy trong lịch sử, kèm theo các thiệt hại về môi trường và kinh tế.”./.
P.A (TTXVN)