Sau hai ngày thảo luận, Quốc hội Campuchia ngày 11/3 đã nhất trí thông qua Dự luật chống tham nhũng. Toàn bộ 82 nghị sĩ có mặt đã bỏ phiếu thuận, không có phiếu chống.
Đây được xem là thắng lợi lớn của Chính phủ Hoàng gia Campuchia trong công cuộc cải cách hành chính và làm trong sạch bộ máy quản lý nhà nước.
Tất cả 16 nghị sĩ của đảng Sam Rainssy không tham gia bỏ phiếu.
Dự luật chống tham nhũng gồm 9 chương với 57 điều, sẽ cho phép chính phủ thành lập hai cơ quan chống tham nhũng là Hội đồng quốc gia chống tham nhũng (NCA) và Cơ quan quốc gia chống tham nhũng (NAA).
Theo đó, NCA được trao quyền giám sát hoạt động của NAA. Đại đa số thành viên của hai cơ quan này sẽ do chính phủ chỉ định và số còn lại sẽ do Quốc vương tiến cử.
Dự luật còn quy định rõ các hành vi phạm tội hối lộ và định ra các hình phạt đối với từng loại tội danh, với mức án phạt cao nhất tới 15 năm tù giam và tịch thu tài sản đối với người tham nhũng.
Dự luật cũng qui định tất cả các quan chức chính phủ, những người đứng đầu các tổ chức xã hội và thương gia giàu có phải kê khai tài sản.
Dự luật sẽ được chuyển lên Thượng viện vào tuần tới để thảo luận và thông qua trước khi trình Quốc vương ký thành luật.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng Sok An đánh giá cao việc quốc hội thông qua dự luật chống tham nhũng, cho rằng luật này sẽ giúp Campuchia thoát khỏi tình trạng tham nhũng./.
Đây được xem là thắng lợi lớn của Chính phủ Hoàng gia Campuchia trong công cuộc cải cách hành chính và làm trong sạch bộ máy quản lý nhà nước.
Tất cả 16 nghị sĩ của đảng Sam Rainssy không tham gia bỏ phiếu.
Dự luật chống tham nhũng gồm 9 chương với 57 điều, sẽ cho phép chính phủ thành lập hai cơ quan chống tham nhũng là Hội đồng quốc gia chống tham nhũng (NCA) và Cơ quan quốc gia chống tham nhũng (NAA).
Theo đó, NCA được trao quyền giám sát hoạt động của NAA. Đại đa số thành viên của hai cơ quan này sẽ do chính phủ chỉ định và số còn lại sẽ do Quốc vương tiến cử.
Dự luật còn quy định rõ các hành vi phạm tội hối lộ và định ra các hình phạt đối với từng loại tội danh, với mức án phạt cao nhất tới 15 năm tù giam và tịch thu tài sản đối với người tham nhũng.
Dự luật cũng qui định tất cả các quan chức chính phủ, những người đứng đầu các tổ chức xã hội và thương gia giàu có phải kê khai tài sản.
Dự luật sẽ được chuyển lên Thượng viện vào tuần tới để thảo luận và thông qua trước khi trình Quốc vương ký thành luật.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng Sok An đánh giá cao việc quốc hội thông qua dự luật chống tham nhũng, cho rằng luật này sẽ giúp Campuchia thoát khỏi tình trạng tham nhũng./.
(TTXVN/Vietnam+)