'Cán bộ mặt trận phải bám địa bàn, bám dân và nắm chắc từng đối tượng'

Với phương châm “lấy sức dân để chăm lo cuộc sống cho dân,” Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã huy động nguồn lực lớn đóng góp vào Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 và hỗ trợ người dân khó khăn do COVID-19.
Cán bộ mặt trận tổ quốc trao “túi quà đoàn kết” cho những hộ nghèo, gia đình chính sách, người dân lao động ngoại tỉnh, sinh viên. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Cán bộ mặt trận tổ quốc trao “túi quà đoàn kết” cho những hộ nghèo, gia đình chính sách, người dân lao động ngoại tỉnh, sinh viên. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Trong thời gian qua, cuộc vận động toàn dân đoàn kết để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân và doanh nghiệp, với số tiền tiếp nhận và đăng ký ủng hộ lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Phóng viên báo điện tử VietnamPlus đã có cuộc phỏng vấn với bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về các hoạt động huy động, phân bổ nguồn lực ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19.

Ở đâu dân khó, ở đó có Mặt trận...

- Xin bà cho biết Mt trn T Quc Vit Nam vi vai trò ly sc dân để chăm lo cuc sng cho dân đã đạt được kết qu như thế nào trong công tác huy động h tr phòng, chng COVID-19?

Bà Trương Thị Ngọc Ánh: Trong hai năm 2020 và 2021, đất nước ta bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhất là năm 2021, nhiều doanh nghiệp phải giảm hoặc ngừng hoạt động, đời sống nhân dân gặp khó khăn. Trong lúc đất nước bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vận động được nguồn lực quan trọng góp phần hỗ trợ thiết thực cho công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là kịp thời hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo an sinh xã hội.

Qua hai đợt vận động nguồn lực phòng, chống COVID-19, đến nay Mặt trận Tổ quốc cả nước đã tiếp nhận được hơn 6.000 tỷ đồng, trong đó trung ương hơn 1.500 tỷ đồng; các tỉnh, thành phố hơn 4.500 tỷ đồng, bao gồm cả vận động ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 và hỗ trợ mua trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch.

Số tiền tiếp nhận và đăng ký tiếp nhận vẫn còn tiếp tục tăng trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp. Chỉ tính riêng từ ngày 1/5-27/8, số tiền tiếp nhận và đăng ký ủng hộ qua hệ thống mặt trận từ trung ương đến địa phương lên tới trên 7.762 tỷ đồng; trong đó số tiền tiếp nhận và đăng ký ủng hộ qua Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là 880 tỷ đồng, qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 63 tỉnh, thành phố lên tới trên 6.882 tỷ đồng.

Vy nguyên tc h tr và phân b kp thi ngun lc ng h phòng chng dch COVID-19 được Mt trn T quc Vit Nam đặt ra là gì, thưa bà?

Bà Trương Thị Ngọc Ánh: Nguyên tắc của Mặt trận Tổ quốc Vệt Nam là phân bổ theo quy định của Nghị định 64 năm 2008 của Chính phủ. Nghĩa là các khoản nhân dân đóng góp trước hết phải phân bổ đến những địa chỉ của người đóng góp đề nghị, sau đó là ưu tiên hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch với tinh thần “ở đâu người dân khó khăn thì ở đó có sự hỗ trợ, chăm lo của mặt trận”.

'Cán bộ mặt trận phải bám địa bàn, bám dân và nắm chắc từng đối tượng' ảnh 1Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến tiếp nhận ủng hộ doanh nghiệp chung tay cùng chương trình "Triệu phần quà Đại đoàn kết tiếp sức đồng bào miền Nam vượt qua đại dịch COVID-19". (Ảnh: mattran.org.vn)

Ngoài ra, nguồn vận động được của mặt trận còn dành để hỗ trợ, động viên các lực lượng tham gia tuyến đầu chống dịch (các y bác sỹ, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang…), hỗ trợ vật tư y tế cho các cơ sở thực hiện nhiệm vụ cách ly, điều trị bệnh nhân…

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng ưu tiên hỗ trợ các nhiệm vụ cấp bách theo chủ trương chung của Đảng, Nhà nước. Năm 2021, thực hiện chủ trương tiêm vaccine miễn phí toàn dân, Chính phủ đã thành lập Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19, mặt trận trung ương đã dành khoản kinh phí lớn cho quỹ này.

Phương thức phân bổ của mặt trận cũng linh hoạt, có thể là hỗ trợ tiền trực tiếp cho người dân ở những nơi dịch bệnh kiểm soát đảm bảo hoặc hỗ trợ bằng hàng hóa, nhu yếu phẩm cho nhân dân các địa bàn phải thực hiện giãn cách, phong tỏa; cũng có thể hỗ trợ bằng các suất ăn từ thiện cho các cá nhân sống độc thân... Mặt trận cơ sở phải rà soát, nắm chắc đối tượng trên địa bàn để có kế hoạch hỗ trợ phù hợp, nhất là các cá nhân, hộ gia đình không có nơi tạm trú ổn định.

- Xin bà cho biết đến nay, công tác phân b ngun lc ng h đã được thc hin c th như thế nào?

Bà Trương Thị Ngọc Ánh: Ở trung ương, trên cơ ở tình hình các địa phương bị ảnh hưởng nặng của dịch bện, Mặt trận Tổ quốc trung ương đã phân bổ kinh phí cho mặt trận các tỉnh, thành phố để kịp thời hỗ trợ, chăm lo cho nhân dân. Mặt trận các địa phương trên cơ sở nguồn vận động được của địa phương, hỗ trợ của trung ương và các tỉnh bạn, chủ trì cùng với các ngành, đoàn thể của địa phương phân bổ đến các đối tượng cụ thể.

[Bảo đảm an sinh trong 'trận chiến' với COVID-19: Hỗ trợ đúng và đủ]

Tính cả hai năm 2020 và 2021, số kinh phí Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phân bổ hỗ trợ nhân dân gặp khó khăn do dịch CODVID-19 đạt hơn hơn 3.000 tỷ đồng.

Ở trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chuyển kinh phí vận động được qua Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 số tiền là 1.046 tỷ đồng và phân bổ kịp thời cho các địa phương, bộ ngành bị ảnh hưởng và tham gia công tác phòng chống dịch các đợt với tổng kinh phí 450 tỷ đồng; trong đó đã hỗ trợ cho các đơn vị Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao  số tiền 58,6 tỷ đồng; hỗ trợ các bệnh viện thực hiện nhiệm vụ xét nghiệm, điều trị và tăng cường y, bác sỹ vào các tỉnh phía Nam 48 tỷ đồng; còn lại phân bổ cho các tỉnh để hỗ trợ nhân dân gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch.

Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã tiếp nhận các hiện vật gồm sữa, quạt, khẩu trang, máy lọc không khí, quần áo bảo hộ… của các đơn vị ủng hộ. Ban Cứu trợ Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phân bổ hiện vật trên đến các cơ sở y tế, các bệnh viện, khu cách ly…

'Cán bộ mặt trận phải bám địa bàn, bám dân và nắm chắc từng đối tượng' ảnh 2Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh tiếp nhận ủng hộ.
 

Không bỏ sót người dân gặp khó khăn

Mt trn T quc là tp hp nhng t chc chính tr-xã hi gn vi người dân nht, vy nhng cán b Mt trn T quc đã thc hin nhim v đi tng ngõ, gõ tng nhà, rà tng đối tượng để đảm bo s h tr đến kp thi vi nhng người khó khăn như thế nào, thưa bà?

Bà Trương Thị Ngọc Ánh: Một trong những yêu cầu của công tác mặt trận, đoàn thể là bám địa bàn, bám dân, kịp thời nắm bắt tâm tư của dân để phản ánh cấp ủy, chính quyền.

Trong điều kiện thực hiện công tác phòng chống dịch, cùng với hệ thống chính trị, mặt trận các cấp đã xác định là trách nhiệm phải bám địa bàn, nắm chắc từng đối tượng, vừa thực hiện công tác tuyên truyền cho nhân dân về công tác phòng chống dịch, vừa động viên nhân dân yên tâm, tin tưởng các biện pháp phòng chống dịch của Chính phủ, chính quyền và ngành chức năng.

Cán bộ mặt trận phải nắm chắc tình hình đời sống nhân dân để đề xuất với Chính phủ, các ngành ban hành chính sách đồng thời vận động nguồn lực để hỗ trợ kịp thời cho nhân dân.

Ở các địa bàn dân cư, cán bộ mặt trận và các đoàn thể đều tham gia vào tổ COVID-19 cộng đồng, tổ tự quản khu dân cư xanh… do đó đã không bỏ sót bất cứ một cá nhân, hộ gia đình nào bị thiếu ăn, ốm đau không được chăm sóc.

Xin bà cho biết v nhng hot động cu tr trng tâm ca Mt trn T quc Vit Nam trong thi gian ti?

Bà Trương Thị Ngọc Ánh: Dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội ở mức độ cao… Bên cạnh đó, chúng ta lại sắp bước vào mùa mưa bão. Những tác động này sẽ ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân hết sức nặng nề với diện rộng.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong vận động nguồn lực, thống nhất phương thức hỗ trợ để tránh trùng và không bỏ sót đối tượng người dân khó khăn.

Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chia sẻ về các hoạt động cứu trợ trong thời gian tới.

Trước mắt, mặt trận và các đoàn thể sẽ triển khai chương trình “Triệu phần quà đại đoàn kết tiếp sức đồng bào miền Nam vượt qua đại dịch COVID-19”. Song song với chương trình là hoạt động vận động các tỉnh không bị ảnh hưởng nặng của dịch bệnh vận động nhân dân hỗ trợ lương thực, thực phẩm và tiền để tiếp thêm nguồn lực hỗ trợ các tỉnh bị ảnh hưởng dịch nặng.

- Xin cảm ơn bà!

Chương trình “Triệu phần quà Đại đoàn kết tiếp sức đồng bào Miền Nam vượt qua đại dịch COVID-19” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đang phát động sẽ hỗ trợ cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội tổng số 600.000 phần quà tương đương 180 tỷ đồng.

Thành phố Hồ Chí Minh được hỗ trợ 235.000 phần quà tương đương 70,5 tỷ đồng; Bình Dương 135.000 phần quà tương đương 40,5 tỷ đồng; Đồng Nai 100.000 phần quà tương đương 30 tỷ đồng; Long An 50.000 phần quà tương đương 15 tỷ đồng; Tiền Giang 30.000 phần quà tương đương 9 tỷ đồng; 14 tỉnh, thành phố còn lại mỗi tỉnh, hỗ trợ 3.570 phần quà tương đương 1 tỷ đồng/tỉnh.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục