Ngày 18/12, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương đã tổ chức Hội thảo: “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.”
Tham gia Hội thảo có các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học, các chuyên gia chuyên sâu về chính sách phát triển môi trường bền vững trong và ngoài nước.
Phát biểu tại Hội thảo, Giáo sư Tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Chuyên trách Hội các cơ quan Đảng Trung ương cho biết: Mục đích của Hội thảo là góp phần xây dựng Báo cáo tư vấn của Hội đồng cho đề án "Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường" trình Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, tháng 4/2013.
Tại Hội thảo, các tham luận của các chuyên gia, các nhà khoa học đều thống nhất với nội dung bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và nghĩa vụ của mọi công dân, tại Văn kiện Đại hội XI của Đảng.
Trong các giải pháp, văn kiện đã nhấn mạnh phải kết hợp chặt chẽ giữa kiểm soát ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái; phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch; coi trọng nghiên cứu, dự báo và thực hiện các giải pháp ứng phó với quá trình biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên đồng thời chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường…
Đưa ra bức tranh về biến đổi khí hậu ở Việt Nam, Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Tất Thắng, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng một đất nước với GDP đầu người thấp như Việt Nam sẽ ít có khả năng để thích ứng cao với những thảm họa môi trường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. "Vì vậy, bảo vệ môi trường phải là một phần không thể thiếu của phát triển kinh tế bền vững," ông Thắng nói.
Mặt khác, theo ông Thắng, cần lồng ghép các vấn đề về biến đổi khí hậu, bệnh dịch với các thách thức phát triển mà vẫn đảm bảo không làm giảm hiệu quả các nỗ lực phát triển và giảm nghèo
“Cùng với đó, cần tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của quốc tế về thông tin, giải pháp kỹ thuật và tổ chức để chủ động hơn trong việc ứng phó với biến đối khí hậu và xây dựng lối sống xanh,” ông Thắng khuyến nghị./.
Tham gia Hội thảo có các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học, các chuyên gia chuyên sâu về chính sách phát triển môi trường bền vững trong và ngoài nước.
Phát biểu tại Hội thảo, Giáo sư Tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Chuyên trách Hội các cơ quan Đảng Trung ương cho biết: Mục đích của Hội thảo là góp phần xây dựng Báo cáo tư vấn của Hội đồng cho đề án "Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường" trình Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, tháng 4/2013.
Tại Hội thảo, các tham luận của các chuyên gia, các nhà khoa học đều thống nhất với nội dung bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và nghĩa vụ của mọi công dân, tại Văn kiện Đại hội XI của Đảng.
Trong các giải pháp, văn kiện đã nhấn mạnh phải kết hợp chặt chẽ giữa kiểm soát ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái; phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch; coi trọng nghiên cứu, dự báo và thực hiện các giải pháp ứng phó với quá trình biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên đồng thời chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường…
Đưa ra bức tranh về biến đổi khí hậu ở Việt Nam, Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Tất Thắng, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng một đất nước với GDP đầu người thấp như Việt Nam sẽ ít có khả năng để thích ứng cao với những thảm họa môi trường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. "Vì vậy, bảo vệ môi trường phải là một phần không thể thiếu của phát triển kinh tế bền vững," ông Thắng nói.
Mặt khác, theo ông Thắng, cần lồng ghép các vấn đề về biến đổi khí hậu, bệnh dịch với các thách thức phát triển mà vẫn đảm bảo không làm giảm hiệu quả các nỗ lực phát triển và giảm nghèo
“Cùng với đó, cần tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của quốc tế về thông tin, giải pháp kỹ thuật và tổ chức để chủ động hơn trong việc ứng phó với biến đối khí hậu và xây dựng lối sống xanh,” ông Thắng khuyến nghị./.
Hùng Võ (Vietnam+)