Các lĩnh vực then chốt của cuộc đàm phán thế giới về biến đổi khí hậu cần các ý chí và quyết định chính trị của các nhà lãnh đạo thế giới trước Hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu diễn ra vào cuối năm 2011 ở Durban, Nam Phi.
Thư ký chấp hành Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), bà Christiana Figueres, nhấn mạnh như vậy ngày 17/6, khi kết thúc 12 ngày đàm phán giữa 180 nước tại thành phố Bonn của Cộng hòa Liên bang Đức.
Bà cảnh báo khoảng trống quy chế đã xuất hiện giữa các thời kỳ của cam kết giảm khí thải theo Nghị định thư Kyoto.
Cuộc đàm phán tại Bonn hầu như không đạt được tiến bộ đáng kể nào nhằm phá vỡ bế tắc về công thức chia sẻ cắt giảm khí thải giữa các nước giàu và các nước nghèo nhằm làm giảm sự nóng lên của Trái Đất.
Các nước nghèo kêu gọi các nước giàu cứu vãn Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong khi các nước giàu phản đối gia hạn văn kiện này sau năm 2012.
Trong khi Nga, Nhật Bản và Canada tuyên bố Nghị định thư Kyoto sẽ hết hạn vào năm 2012, Liên minh châu Âu (EU) nhấn mạnh sẽ chỉ ủng hộ gia hạn hiệu lực của nghị định thư này nếu tất cả các nền kinh tế lớn đều tham gia cắt giảm khí thải, điều kiện mà các nền kinh tế mới nổi đang thải lượng khí thải lớn nhất thế giới như Trung Quốc phản đối.
Thư ký chấp hành UNFCCC Figueres nhấn mạnh nhu cầu gắn kết giữa các cuộc đàm phán về di cư theo UNFCCC và di cư theo Nghị định thư Kyoto cũng cần sự quan tâm đặc biệt của các nhà lãnh đạo thế giới.
Chính phủ các nước đã lưu ý rằng mối liên kết này cần được lãnh đạo cấp cao giải quyết để tiến tới giải pháp toàn cầu. Nghị định thư Kyoto vẫn đóng vai trò căn bản trong các cuộc đàm phán vì đây là những quy chế định lượng và giám sát các nỗ lực giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính cũng như là cơ chế quan trọng về thị trường để có thể giảm khí thải với chi phí thấp.
Các cơ chế này cho phép các nước có thể dành được tín dụng biến đổi khí hậu bằng việc giúp các nước khác phát triển nông nghiệp và công nghệ sạch. Bà Figueres kêu gọi các chính phủ cần tăng gấp đôi nỗ lực để đạt được các giải pháp và các lựa chọn có thể được tất cả các bên chấp nhận để cứu Trái Đất.
Các nghiên cứu của Liên hợp quốc cho thấy với các cam kết giảm khí thải được các nước trình Liên hợp quốc cho đến nay, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng hơn 3,2 độ C, cao hơn nhiều so với mức tăng 2 độ C là ngưỡng nếu vượt qua sẽ dẫn đến thảm họa khí hậu.
Kết thúc hội nghị trên, các nước thành viên Liên hợp quốc đã đạt được tiến triển trong phát triển các Quỹ Thích nghi, Quỹ Xanh và Cơ chế công nghệ nhằm tăng cường hợp tác toàn cầu về công nghệ sạch thông qua sáng kiến thành lập Trung tâm Công nghệ khí hậu và Mạng hợp tác công nghệ./.
Thư ký chấp hành Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), bà Christiana Figueres, nhấn mạnh như vậy ngày 17/6, khi kết thúc 12 ngày đàm phán giữa 180 nước tại thành phố Bonn của Cộng hòa Liên bang Đức.
Bà cảnh báo khoảng trống quy chế đã xuất hiện giữa các thời kỳ của cam kết giảm khí thải theo Nghị định thư Kyoto.
Cuộc đàm phán tại Bonn hầu như không đạt được tiến bộ đáng kể nào nhằm phá vỡ bế tắc về công thức chia sẻ cắt giảm khí thải giữa các nước giàu và các nước nghèo nhằm làm giảm sự nóng lên của Trái Đất.
Các nước nghèo kêu gọi các nước giàu cứu vãn Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong khi các nước giàu phản đối gia hạn văn kiện này sau năm 2012.
Trong khi Nga, Nhật Bản và Canada tuyên bố Nghị định thư Kyoto sẽ hết hạn vào năm 2012, Liên minh châu Âu (EU) nhấn mạnh sẽ chỉ ủng hộ gia hạn hiệu lực của nghị định thư này nếu tất cả các nền kinh tế lớn đều tham gia cắt giảm khí thải, điều kiện mà các nền kinh tế mới nổi đang thải lượng khí thải lớn nhất thế giới như Trung Quốc phản đối.
Thư ký chấp hành UNFCCC Figueres nhấn mạnh nhu cầu gắn kết giữa các cuộc đàm phán về di cư theo UNFCCC và di cư theo Nghị định thư Kyoto cũng cần sự quan tâm đặc biệt của các nhà lãnh đạo thế giới.
Chính phủ các nước đã lưu ý rằng mối liên kết này cần được lãnh đạo cấp cao giải quyết để tiến tới giải pháp toàn cầu. Nghị định thư Kyoto vẫn đóng vai trò căn bản trong các cuộc đàm phán vì đây là những quy chế định lượng và giám sát các nỗ lực giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính cũng như là cơ chế quan trọng về thị trường để có thể giảm khí thải với chi phí thấp.
Các cơ chế này cho phép các nước có thể dành được tín dụng biến đổi khí hậu bằng việc giúp các nước khác phát triển nông nghiệp và công nghệ sạch. Bà Figueres kêu gọi các chính phủ cần tăng gấp đôi nỗ lực để đạt được các giải pháp và các lựa chọn có thể được tất cả các bên chấp nhận để cứu Trái Đất.
Các nghiên cứu của Liên hợp quốc cho thấy với các cam kết giảm khí thải được các nước trình Liên hợp quốc cho đến nay, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng hơn 3,2 độ C, cao hơn nhiều so với mức tăng 2 độ C là ngưỡng nếu vượt qua sẽ dẫn đến thảm họa khí hậu.
Kết thúc hội nghị trên, các nước thành viên Liên hợp quốc đã đạt được tiến triển trong phát triển các Quỹ Thích nghi, Quỹ Xanh và Cơ chế công nghệ nhằm tăng cường hợp tác toàn cầu về công nghệ sạch thông qua sáng kiến thành lập Trung tâm Công nghệ khí hậu và Mạng hợp tác công nghệ./.
(TTXVN/Vietnam+)