Một bản tóm tắt ngắn của vòng đàm phán tại Melbourne cho biết trong thảo luận vềQuyền sở hữu trí tuệ (IPR), Australia không chỉ phản đối các yêu cầu của Mỹtrong bảo vệ đầu tư mà còn thể hiện rõ quan điểm không muốn thay đổi Chươngtrình Tài trợ Dược phẩm (PBS), đồng thời cho biết sẽ không thay đổi luật pháphiện hành của Australia trong bảo vệ bằng sáng chế.
Tương tự như trong các cuộc đàm phán CETA (Hiệp định tự do thương mại giữaCanada với Liên minh châu Âu-EU), nơi các công ty dược phẩm EU đang thúc đẩyviệc thay đổi chế độ thuốc ở Canada, các công ty dược phẩm ở Mỹ muốn độc quyềnthương hiệu các loại thuốc sinh học trong vòng 12 năm chứ không phải là 5 nămtheo quy định đối với các dược phẩm thông thường của Australia, không phân biệtcác loại thuốc.
Ngoài ra, mối quan tâm khác của Australia đó là việc TPP có thể sẽ hình thànhmột hệ thống cấp bằng sáng chế với sự liên kết đầy đủ mà có khả năng sẽ gây giánđoạn việc giới thiệu các loại thuốc cùng dòng trên thị trường Australia.
Các công ty có thương hiệu có thể yêu cầu Chính phủ Australia ngăn chặn việctiếp thị của các đối thủ cạnh tranh không rõ ràng khi có những nghi ngờ về viphạm bản quyền theo quy định của TPP.
Tại vòng đàm phán này, Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn chưa có ý kiến đối vớiviệc tham gia của Nhật Bản. Một nhóm lợi ích ở Mỹ cho rằng việc ủng hộ Canada vàMexico tham gia TPP sẽ có lợi hơn đối với Nhật Bản bởi sự tham gia của Nhật Bảntrong TPP sẽ làm sụt giảm các lĩnh vực xuất khẩu hàng đầu của Mỹ và làm suy yếucác hoạt động đầu tư kinh doanh tại Mỹ, đồng thời hủy hoại các lợi ích cạnhtranh vốn có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm mới.
Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ Max Baucus, lại có những ýtưởng khác. Ông Baucus cho rằng Mỹ nên tận dụng việc tham gia TPP của Mexico vàCanada để làm đòn bẩy giành chiến thắng trong các tranh chấp về gỗ xẻ mềm vàthịt bò với hai nước này.
Nhiều chuyên gia phân tích có chung nhận xét rằng Mỹ đang chơi một cuộc chơi đầytoan tính. Thời điểm tham gia TPP của Nhật Bản, Mexico hay Canada là rất quantrọng, càng chậm càng tốt, nhất là khi nhiều vấn đề thương thuyết trong TPP đãđược kết luận. Những người mới dù muốn hay không nếu muốn tham gia sẽ phải chấpnhận "nhiều việc đã rồi," không có ngoại lệ cho việc xem xét lại các văn bản đãthông qua.
Canada đang nỗ lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế thương mại với khu vực châu Á.Sau chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Stephen Harper và chuyến đi một số nướcĐông Nam Á của Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Ed Fast, chuyến thăm Myanmar củaNgoại trưởng John Baird trong tuần qua (chuyến thăm cấp Bộ trưởng đầu tiên củaCanada tới quốc gia này) là một phần trong kế hoạch.
Thủ tướng Harper sẽ đến Hàn Quốc trong các ngày 26- 27/3 để dự hội nghị thượngđỉnh hạt nhân. Sau hội nghị, ông Harper dự kiến sẽ đến Thái Lan để thăm dò khảnăng đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do với quốc gia này. Và một cuộc gặpvới Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tại Tokyo cũng đã được ông Harper đưa vàochương trình của chuyến đi với mục tiêu khởi động đàm phán một FTA song phươngvào đầu tháng tới.
Trải qua một năm với các cuộc đàm phán không kết quả với Hàn Quốc và Singapore,chính phủ của Thủ tướng Harper đang cho thấy khu vực ưu tiên hàng đầu của Canadatrong hợp tác kinh tế thương mại đó là châu Á-Thái Bình Dương và Canada thực sựmuốn tham gia các cuộc đàm phán hướng tới một khối thương mại chung với khu vựcnày - TPP./.