Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) có trụ sở tại Thụy Sĩ đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng đối với hệ thống tiền tệ toàn cầu và khả năng xảy ra một cuộc suy thoái kinh tế sâu rộng trong thời gian tới.
Trong báo cáo thường niên mới đây, BIS cho rằng nền kinh tế toàn cầu mong manh là nguyên nhân chính làm gia tăng nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng mới, rằng sự đổ vỡ tài chính trong quý I/ 2010 đã đẩy hệ thống tài chính thế giới vào tình trạng khó kiểm soát, đặc biệt tại các nước công nghiệp phát triển.
BIS nhận định rằng nếu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế lại xảy ra thì thế giới khó có khả năng chống đỡ bởi lãi suất đang dần trôi về mức "số không" tại hầu hết các nền kinh tế phát triển, trong khi tài khoản vãng lai của các ngân hàng trung ương có xu hướng "phình ra."
Các nước cũng khó đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ mới do không thể tìm kiếm được biện pháp giải quyết phù hợp, trong khi hệ thống ngân hàng chịu thiệt hại lớn từ các khoản nợ xấu.
Theo BIS, mặc dù nợ tư nhân có xu hướng giảm song nợ công vẫn ở mức cao, dẫn tới tình trạng mất ổn định kinh tế tại một số quốc gia.
BIS cho rằng bài học về khủng hoảng nợ nước ngoài tại Hy Lạp đã ảnh hưởng tiêu cực tới sự phục hồi kinh tế châu Âu. Các nền kinh tế phát triển có mức nợ công cao cần tập trung củng cố chính sách tài chính phù hợp để tránh tình trạng mất kiểm soát.
Bên cạnh đó, các ngân hàng trung ương phải tính toán xem có nên tiếp tục nâng lãi suất hay không. Về ngắn hạn, việc nâng lãi suất đồng thời cắt giảm chi tiêu chính phủ nhằm giải quyết các khoản nợ sẽ giúp kinh tế thế giới có đủ thời gian phục hồi từ ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu./.
Trong báo cáo thường niên mới đây, BIS cho rằng nền kinh tế toàn cầu mong manh là nguyên nhân chính làm gia tăng nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng mới, rằng sự đổ vỡ tài chính trong quý I/ 2010 đã đẩy hệ thống tài chính thế giới vào tình trạng khó kiểm soát, đặc biệt tại các nước công nghiệp phát triển.
BIS nhận định rằng nếu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế lại xảy ra thì thế giới khó có khả năng chống đỡ bởi lãi suất đang dần trôi về mức "số không" tại hầu hết các nền kinh tế phát triển, trong khi tài khoản vãng lai của các ngân hàng trung ương có xu hướng "phình ra."
Các nước cũng khó đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ mới do không thể tìm kiếm được biện pháp giải quyết phù hợp, trong khi hệ thống ngân hàng chịu thiệt hại lớn từ các khoản nợ xấu.
Theo BIS, mặc dù nợ tư nhân có xu hướng giảm song nợ công vẫn ở mức cao, dẫn tới tình trạng mất ổn định kinh tế tại một số quốc gia.
BIS cho rằng bài học về khủng hoảng nợ nước ngoài tại Hy Lạp đã ảnh hưởng tiêu cực tới sự phục hồi kinh tế châu Âu. Các nền kinh tế phát triển có mức nợ công cao cần tập trung củng cố chính sách tài chính phù hợp để tránh tình trạng mất kiểm soát.
Bên cạnh đó, các ngân hàng trung ương phải tính toán xem có nên tiếp tục nâng lãi suất hay không. Về ngắn hạn, việc nâng lãi suất đồng thời cắt giảm chi tiêu chính phủ nhằm giải quyết các khoản nợ sẽ giúp kinh tế thế giới có đủ thời gian phục hồi từ ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)