Trong một vụ bê bối sữa bột trẻ em mới nhất tại Trung Quốc, cảnh sát đã bắt giữ hai đối tượng tình nghi và gần 11 tấn sữa bột giả tại một nhà xưởng sản xuất lậu ở thành phố Thẩm Dương, thủ phủ tỉnh Liêu Ninh.
Loại sữa bột giả này không hề có sữa mà được làm từ tinh bột, đường mía, hương liệu, hóa chất dextri, dầu thực vật…Chi phi để sản xuất một gói sữa bột giả chỉ là 5 nhân dân tệ, tương đương 0,75 USD rồi sau đó được bán lại tại các chợ với giá 200 nhân dân tệ/30 túi.
Dù giới chức hữu quan khẳng định sữa bột giả từ xưởng này chưa từng xuất hiện trên thị trường, truyền thông Trung Quốc dẫn nhiều nguồn tin cho biết hai đối tượng bị bắt trên đã làm ra một lượng sữa giả trị giá hơn một triệu nhân dân tệ trên khắp nước trong năm ngoái.
Năm 2004, khoảng 200 trẻ em ở tỉnh An Huy đã bị chứng đầu to sau khi sử dụng sữa bột trẻ em giả có quá ít giá trị dinh dưỡng. Các bác sĩ cảnh báo rằng cho trẻ sử dụng những sản phẩm giả như vậy sẽ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển hoặc thậm chí là cả tử vong.
Năm 2008, ít nhất 6 trẻ ở Trung Quốc đã thiệt mạng và hơn 300.000 trẻ bị các vấn đề về thận trong vụ bê bối sữa bột nhiễm melamine làm chấn động thế giới.
Một người phát ngôn của Hội nghị Chính trị Hiệp thương nhân dân Trung Quốc ngày 2/3 tuyên bố rằng những đối tượng bị cáo buộc sản xuất thực phẩm giả, kém phẩm chất có thể phải đối mặt với mức án cao nhất là tử hình, theo những điều chỉnh mới đây trong Luật Hình sự nước này./.
Loại sữa bột giả này không hề có sữa mà được làm từ tinh bột, đường mía, hương liệu, hóa chất dextri, dầu thực vật…Chi phi để sản xuất một gói sữa bột giả chỉ là 5 nhân dân tệ, tương đương 0,75 USD rồi sau đó được bán lại tại các chợ với giá 200 nhân dân tệ/30 túi.
Dù giới chức hữu quan khẳng định sữa bột giả từ xưởng này chưa từng xuất hiện trên thị trường, truyền thông Trung Quốc dẫn nhiều nguồn tin cho biết hai đối tượng bị bắt trên đã làm ra một lượng sữa giả trị giá hơn một triệu nhân dân tệ trên khắp nước trong năm ngoái.
Năm 2004, khoảng 200 trẻ em ở tỉnh An Huy đã bị chứng đầu to sau khi sử dụng sữa bột trẻ em giả có quá ít giá trị dinh dưỡng. Các bác sĩ cảnh báo rằng cho trẻ sử dụng những sản phẩm giả như vậy sẽ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển hoặc thậm chí là cả tử vong.
Năm 2008, ít nhất 6 trẻ ở Trung Quốc đã thiệt mạng và hơn 300.000 trẻ bị các vấn đề về thận trong vụ bê bối sữa bột nhiễm melamine làm chấn động thế giới.
Một người phát ngôn của Hội nghị Chính trị Hiệp thương nhân dân Trung Quốc ngày 2/3 tuyên bố rằng những đối tượng bị cáo buộc sản xuất thực phẩm giả, kém phẩm chất có thể phải đối mặt với mức án cao nhất là tử hình, theo những điều chỉnh mới đây trong Luật Hình sự nước này./.
Trung Sơn/Hong Kong (Vietnam+)