Việc cắt giảm mạnh nhân sự và các kế hoạch quốc phòng không phù hợp có thể khiến quân đội Mỹ suy yếu đáng kể.
Cảnh báo trên của Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ Ray Odierno và Bộ trưởng Lục quân John McHugh được đưa ra trong bối cảnh Bộ Quốc phòng Mỹ đang đối mặt với nguy cơ ngân sách bị cắt giảm thêm 21 tỷ USD trong năm tới, nếu Quốc hội và Nhà Trắng không đạt được một thỏa thuận về thuế và chi tiêu, theo đó chương trình cắt giảm chi tiêu tự động sẽ bắt đầu có hiệu lực vào đầu tháng 3/2014.
Phát biểu tại buổi họp báo hàng năm của Hiệp hội Quân đội Mỹ ngày 21/10, Tướng Odierno đã lên tiếng chỉ trích những bế tắc chính trị trên chính trường Mỹ đang khiến quân đội nước này đối mặt với những bất ổn tài chính nghiêm trọng, làm suy yếu khả năng thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của lực lượng bộ binh.
Theo ông, việc ngân sách bị cắt giảm trong vòng hai năm qua và những bất ổn tài chính đã buộc Lầu Năm Góc phải cắt giảm chi tiêu dành cho các chương trình huấn luyện, khiến quân đội Mỹ chỉ còn lại hai lữ đoàn được đào tạo bài bản để có thể sẵn sàng chiến đấu khi có chiến tranh.
Vị tướng này đồng thời hối thúc Quốc hội cần tìm kiếm một giải pháp hợp lý về chính sách tài chính dành cho quân đội, nhằm giúp Bộ Quốc phòng có thể đưa ra những kế hoạch phù hợp để khai thác tối đa nguồn ngân sách được cấp.
Cùng chung quan điểm trên, Bộ trưởng Lục quân McHugh cũng lên tiếng cảnh báo các khoản cắt giảm ngân sách quốc phòng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các kế hoạch phát triển các phương tiện chiến đấu trên mặt đất, đồng thời làm trì hoãn các chương trình quân sự khác của Bộ Quốc phòng Mỹ, trong đó có các kế hoạch đầu tư vào các chương trình phát triển vũ khí chiến đấu mới của quân đội. Theo đó, Lầu Năm Góc cũng buộc phải cắt giảm các đơn đặt hàng sản xuất các phương tiện chiến đấu như xe tăng M1A1 Abrams, xe bọc thép Bradley hay các máy bay chiến đấu do ngân sách bị thu hẹp.
Trong thời gian tới, Lục quân Mỹ sẽ buộc phải thực hiện các kế hoạch cắt giảm chi tiêu do Lầu Năm Góc ngày càng có nguy cơ phải đối mặt với việc ngân sách bị cắt giảm gần 1.000 tỷ USD trong 10 năm tới, trong đó có khoản 37 tỷ USD cắt giảm đồng loạt đã được thực thi hồi đầu năm nay.
Trước đó, hồi trung tuần tháng Bảy vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã thông báo sẽ cắt giảm 20% biên chế của các cơ quan cấp bộ và quân binh chủng với lộ trình kéo dài từ năm 2015 đến năm 2019. Theo ông Hagel, đây là một trong những biện pháp chia sẻ khó khăn với các nhân viên dân sự làm việc cho Lầu Năm Góc, sau khi phần lớn trong số 650.000 nhân viên này đã bị buộc phải nghỉ không lương luân phiên trung bình mỗi tuần một ngày để có thể thực hiện mục tiêu cắt giảm 20% quỹ lương.
Hiện quân số của Lục quân Mỹ đã giảm từ mức 570.000 quân thời chiến xuống còn 420.000 quân và có khả năng con số này sẽ tiếp tục giảm xuống còn 380.000 quân. Số lữ đoàn chiến đấu dự kiến giảm từ mức 45 hiện nay xuống còn 33 lữ đoàn./.
Cảnh báo trên của Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ Ray Odierno và Bộ trưởng Lục quân John McHugh được đưa ra trong bối cảnh Bộ Quốc phòng Mỹ đang đối mặt với nguy cơ ngân sách bị cắt giảm thêm 21 tỷ USD trong năm tới, nếu Quốc hội và Nhà Trắng không đạt được một thỏa thuận về thuế và chi tiêu, theo đó chương trình cắt giảm chi tiêu tự động sẽ bắt đầu có hiệu lực vào đầu tháng 3/2014.
Phát biểu tại buổi họp báo hàng năm của Hiệp hội Quân đội Mỹ ngày 21/10, Tướng Odierno đã lên tiếng chỉ trích những bế tắc chính trị trên chính trường Mỹ đang khiến quân đội nước này đối mặt với những bất ổn tài chính nghiêm trọng, làm suy yếu khả năng thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của lực lượng bộ binh.
Theo ông, việc ngân sách bị cắt giảm trong vòng hai năm qua và những bất ổn tài chính đã buộc Lầu Năm Góc phải cắt giảm chi tiêu dành cho các chương trình huấn luyện, khiến quân đội Mỹ chỉ còn lại hai lữ đoàn được đào tạo bài bản để có thể sẵn sàng chiến đấu khi có chiến tranh.
Vị tướng này đồng thời hối thúc Quốc hội cần tìm kiếm một giải pháp hợp lý về chính sách tài chính dành cho quân đội, nhằm giúp Bộ Quốc phòng có thể đưa ra những kế hoạch phù hợp để khai thác tối đa nguồn ngân sách được cấp.
Cùng chung quan điểm trên, Bộ trưởng Lục quân McHugh cũng lên tiếng cảnh báo các khoản cắt giảm ngân sách quốc phòng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các kế hoạch phát triển các phương tiện chiến đấu trên mặt đất, đồng thời làm trì hoãn các chương trình quân sự khác của Bộ Quốc phòng Mỹ, trong đó có các kế hoạch đầu tư vào các chương trình phát triển vũ khí chiến đấu mới của quân đội. Theo đó, Lầu Năm Góc cũng buộc phải cắt giảm các đơn đặt hàng sản xuất các phương tiện chiến đấu như xe tăng M1A1 Abrams, xe bọc thép Bradley hay các máy bay chiến đấu do ngân sách bị thu hẹp.
Trong thời gian tới, Lục quân Mỹ sẽ buộc phải thực hiện các kế hoạch cắt giảm chi tiêu do Lầu Năm Góc ngày càng có nguy cơ phải đối mặt với việc ngân sách bị cắt giảm gần 1.000 tỷ USD trong 10 năm tới, trong đó có khoản 37 tỷ USD cắt giảm đồng loạt đã được thực thi hồi đầu năm nay.
Trước đó, hồi trung tuần tháng Bảy vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã thông báo sẽ cắt giảm 20% biên chế của các cơ quan cấp bộ và quân binh chủng với lộ trình kéo dài từ năm 2015 đến năm 2019. Theo ông Hagel, đây là một trong những biện pháp chia sẻ khó khăn với các nhân viên dân sự làm việc cho Lầu Năm Góc, sau khi phần lớn trong số 650.000 nhân viên này đã bị buộc phải nghỉ không lương luân phiên trung bình mỗi tuần một ngày để có thể thực hiện mục tiêu cắt giảm 20% quỹ lương.
Hiện quân số của Lục quân Mỹ đã giảm từ mức 570.000 quân thời chiến xuống còn 420.000 quân và có khả năng con số này sẽ tiếp tục giảm xuống còn 380.000 quân. Số lữ đoàn chiến đấu dự kiến giảm từ mức 45 hiện nay xuống còn 33 lữ đoàn./.
(TTXVN)