Sau hơn năm tháng triển khai, dự án nghệ thuật cộng đồng Câu chuyện của dòng sông do Phan Lê Chung khởi xướng sẽ khép lại bằng một triển lãm về dòng sông Hương, khai mạc lúc 17 giờ chiều hôm nay, ngày 21/12 tại Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế.
Triển lãm do Trường Đại học nghệ thuật Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức. Không chỉ là những khoảnh khắc đẹp và thơ mộng, sông Hương ngày nay còn phải đối diện và gánh chịu một hiện thực ô nhiễm.
“Dường như ta nghe vọng trong lời ca trên sông nước có cả sự than thở buồn bã của dòng Hương, có sự chuyển mình run rẩy, ngập ngừng của dòng chảy, nguồn nước xanh trong đã có lúc đỏ như phù sa sông Hồng đến cả tháng, ô nhiễm môi trường ở dòng sông thiêng, dòng sông mang hơi thở tâm hồn Huế này ngày càng hiện ra rõ nét…,” tiến sĩ, nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật Phan Thanh Bình bày tỏ.
Cũng vì thế, ban tổ chức cho biết, các bức ảnh trong triển lãm này sẽ tác động trực tiếp vào yếu tố thị giác, trước hết là bản thân của người tham gia dự án, rồi đến công chúng thưởng lãm, sau đó tạo biến chuyển về hành động để từ đó người dân có ý thức bảo vệ và gìn giữ sông Hương.
“Cốt lõi của dự án là thông qua các hình thức nghệ thuật nhiếp ảnh người dân có thể ghi nhận được những nét đẹp, bày tỏ được cái nhìn của họ về sông Hương theo cách nghĩ của mình. Từ đó chính họ thay đổi và tác động nhiều hơn đến nhận thức của cộng đồng về việc bảo vệ cái đẹp, cái tốt và lợi ích của môi trường sống quanh mình, không gian sông nước trên dòng Hương và mọi ngóc ngách dòng chảy của con sông êm đềm này,” tiến sĩ Phan Thanh Bình nói.
Nghệ thuật đã và đang có những ảnh hưởng thẩm mỹ tích cực đối với xã hội. Vì thế, sau hơn 10 năm tổ chức các Festival văn hóa, người Huế đã dần quen có sự hiện diện của mỹ thuật cộng đồng và coi đó là một nét riêng của văn hóa Huế đương đại. Và Câu chuyện của dòng sông đã góp phần làm dày thêm nét riêng ấy cho Huế./.
Triển lãm do Trường Đại học nghệ thuật Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức. Không chỉ là những khoảnh khắc đẹp và thơ mộng, sông Hương ngày nay còn phải đối diện và gánh chịu một hiện thực ô nhiễm.
“Dường như ta nghe vọng trong lời ca trên sông nước có cả sự than thở buồn bã của dòng Hương, có sự chuyển mình run rẩy, ngập ngừng của dòng chảy, nguồn nước xanh trong đã có lúc đỏ như phù sa sông Hồng đến cả tháng, ô nhiễm môi trường ở dòng sông thiêng, dòng sông mang hơi thở tâm hồn Huế này ngày càng hiện ra rõ nét…,” tiến sĩ, nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật Phan Thanh Bình bày tỏ.
Cũng vì thế, ban tổ chức cho biết, các bức ảnh trong triển lãm này sẽ tác động trực tiếp vào yếu tố thị giác, trước hết là bản thân của người tham gia dự án, rồi đến công chúng thưởng lãm, sau đó tạo biến chuyển về hành động để từ đó người dân có ý thức bảo vệ và gìn giữ sông Hương.
“Cốt lõi của dự án là thông qua các hình thức nghệ thuật nhiếp ảnh người dân có thể ghi nhận được những nét đẹp, bày tỏ được cái nhìn của họ về sông Hương theo cách nghĩ của mình. Từ đó chính họ thay đổi và tác động nhiều hơn đến nhận thức của cộng đồng về việc bảo vệ cái đẹp, cái tốt và lợi ích của môi trường sống quanh mình, không gian sông nước trên dòng Hương và mọi ngóc ngách dòng chảy của con sông êm đềm này,” tiến sĩ Phan Thanh Bình nói.
Nghệ thuật đã và đang có những ảnh hưởng thẩm mỹ tích cực đối với xã hội. Vì thế, sau hơn 10 năm tổ chức các Festival văn hóa, người Huế đã dần quen có sự hiện diện của mỹ thuật cộng đồng và coi đó là một nét riêng của văn hóa Huế đương đại. Và Câu chuyện của dòng sông đã góp phần làm dày thêm nét riêng ấy cho Huế./.
Xuân Mai (Vietnam+)