Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã được Bộ Tài chính chấp thuận phương án tăng giá than bước 1 từ 20-40%, tùy từng loại than kể từ ngày 1/4.
TKV lí giải việc bắt buộc phải tăng giá bán than trước tiên xuất phát từ việc do giá cả đầu vào tăng rất cao để bù đắp chi phí, mặc dù ngành than đã có nhiều giải pháp công nghệ, quản lý và phải tiết kiệm tối đa các khoản chi phí.
Theo cơ chế thị trường, để đảm bảo hàng hóa lưu thông bình thường, tránh trường hợp mua than với giá rẻ trong nước rồi đem đi xuất khẩu kiếm lời, giá than phải được điều chỉnh đủ theo tinh thần Thông báo số 244/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ ngày 11/8/2009. Tuy nhiên, để không làm tăng đột biến, góp phần kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết 11 của Chính phủ, TKV đã đề nghị tăng giá than ở bước 1.
Theo TKV, hiện nay do giá cả đầu vào tăng cao (xăng dầu tăng 2 lần khoảng 40%), tỷ giá tăng 9,3%, lãi vay tăng cao, thuế xuất khẩu than tăng từ 10% lên 15%... Chỉ tính yếu tố xăng dầu, sắt thép chống lò, tỷ giá, lãi vay đã làm tăng giá thành than khoảng 3500 tỷ đồng, thuế xuất khẩu làm tăng 1.300 tỷ đồng. Vì vậy, nếu giá than không được điều chỉnh, tình hình tài chính của TKV sẽ gặp khó khăn. Trong khi giá than bán cho điện mới bằng khoảng 60% giá thành thì lần này chỉ được tăng 5%.
Giá than cho các hộ ximăng, giấy, phân bón được thực hiện theo giá thị trường than trong nước (trừ than bán cho điện) thấp hơn giá xuất khẩu tối đa là 10%. Trong khi đó, giá than ở thị trường trong nước trước 31/3/2011 chỉ bằng khoảng 60% giá than xuất khẩu, giá than bán cho các hộ ximăng, giấy, phân bón bằng khoảng 50% giá than xuất khẩu.
Sở dĩ giá than trong nước thấp hơn nhiều so với giá than xuất khẩu là do trong năm 2010 nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát cho nên giá than cho các hộ xi măng, giấy, phân bón đã không được điều chỉnh.
TKV cũng cho biết, để cân đối vốn đầu tư cho sản xuất than khoảng 15.000 tỷ đồng/năm phải có vốn đối ứng 3000 tỷ đồng/năm, tương đương phải có lợi nhuận khoảng 6000 tỷ đồng/năm. Nhưng kế hoạch cân đối đầu năm thì lợi nhuận sản xuất than năm 2011 chỉ khoảng 3.500 tỷ đồng. Như vậy chưa đủ để Tập đoàn có vốn đối ứng để đầu tư phát triển.
Xét về lợi nhuận trên vốn kinh doanh, TKV ít nhất phải đảm bảo cao hơn lãi suất ngân hàng, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa đạt. Lợi nhuận trên doanh thu sau khi tăng giá than khoảng 9% (4.500/52.000 tỷ đồng), trong khi lãi suất vay ngân hàng từ 17-18%/năm.
Việc điều chỉnh giá than lần này nhằm từng bước đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngành than theo từng giai đoạn, vừa bù đắp giá cả đầu vào liên tục biến động theo hướng tăng lên và điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, vừa tạo điều kiện cho ngành tiếp tục cải thiện điều kiện ăn ở, đi lại, trang bị an toàn... nhất là đối với công nhân khai thác hầm lò.
Điều quan trọng nhất là ngành than bảo toàn được vốn để duy trì năng lực sản xuất và có vốn đối ứng vay đầu tư phát triển tăng sản lượng phục vụ cho nhu cầu than tăng cao trong các năm tới./.
TKV lí giải việc bắt buộc phải tăng giá bán than trước tiên xuất phát từ việc do giá cả đầu vào tăng rất cao để bù đắp chi phí, mặc dù ngành than đã có nhiều giải pháp công nghệ, quản lý và phải tiết kiệm tối đa các khoản chi phí.
Theo cơ chế thị trường, để đảm bảo hàng hóa lưu thông bình thường, tránh trường hợp mua than với giá rẻ trong nước rồi đem đi xuất khẩu kiếm lời, giá than phải được điều chỉnh đủ theo tinh thần Thông báo số 244/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ ngày 11/8/2009. Tuy nhiên, để không làm tăng đột biến, góp phần kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết 11 của Chính phủ, TKV đã đề nghị tăng giá than ở bước 1.
Theo TKV, hiện nay do giá cả đầu vào tăng cao (xăng dầu tăng 2 lần khoảng 40%), tỷ giá tăng 9,3%, lãi vay tăng cao, thuế xuất khẩu than tăng từ 10% lên 15%... Chỉ tính yếu tố xăng dầu, sắt thép chống lò, tỷ giá, lãi vay đã làm tăng giá thành than khoảng 3500 tỷ đồng, thuế xuất khẩu làm tăng 1.300 tỷ đồng. Vì vậy, nếu giá than không được điều chỉnh, tình hình tài chính của TKV sẽ gặp khó khăn. Trong khi giá than bán cho điện mới bằng khoảng 60% giá thành thì lần này chỉ được tăng 5%.
Giá than cho các hộ ximăng, giấy, phân bón được thực hiện theo giá thị trường than trong nước (trừ than bán cho điện) thấp hơn giá xuất khẩu tối đa là 10%. Trong khi đó, giá than ở thị trường trong nước trước 31/3/2011 chỉ bằng khoảng 60% giá than xuất khẩu, giá than bán cho các hộ ximăng, giấy, phân bón bằng khoảng 50% giá than xuất khẩu.
Sở dĩ giá than trong nước thấp hơn nhiều so với giá than xuất khẩu là do trong năm 2010 nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát cho nên giá than cho các hộ xi măng, giấy, phân bón đã không được điều chỉnh.
TKV cũng cho biết, để cân đối vốn đầu tư cho sản xuất than khoảng 15.000 tỷ đồng/năm phải có vốn đối ứng 3000 tỷ đồng/năm, tương đương phải có lợi nhuận khoảng 6000 tỷ đồng/năm. Nhưng kế hoạch cân đối đầu năm thì lợi nhuận sản xuất than năm 2011 chỉ khoảng 3.500 tỷ đồng. Như vậy chưa đủ để Tập đoàn có vốn đối ứng để đầu tư phát triển.
Xét về lợi nhuận trên vốn kinh doanh, TKV ít nhất phải đảm bảo cao hơn lãi suất ngân hàng, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa đạt. Lợi nhuận trên doanh thu sau khi tăng giá than khoảng 9% (4.500/52.000 tỷ đồng), trong khi lãi suất vay ngân hàng từ 17-18%/năm.
Việc điều chỉnh giá than lần này nhằm từng bước đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngành than theo từng giai đoạn, vừa bù đắp giá cả đầu vào liên tục biến động theo hướng tăng lên và điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, vừa tạo điều kiện cho ngành tiếp tục cải thiện điều kiện ăn ở, đi lại, trang bị an toàn... nhất là đối với công nhân khai thác hầm lò.
Điều quan trọng nhất là ngành than bảo toàn được vốn để duy trì năng lực sản xuất và có vốn đối ứng vay đầu tư phát triển tăng sản lượng phục vụ cho nhu cầu than tăng cao trong các năm tới./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)