“Để xảy ra tình trạng kém chất lượng tại công trình giao thông, có sai sót, thiếu năng lực, trách nhiệm ở tất cả các khâu thực hiện dự án, từ các Ban quản lý (đại diện chủ đầu tư), tới tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, đơn vị thi công, nghiệm thu…,” ông Nguyễn Đức Thắng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết.
Theo ông Thắng, các đơn vị chưa nhận thức được ý nghĩa quan trọng mang tính sống còn của chất lượng công trình. Ban quản lý dự án kiểm tra chất lượng công trình còn chưa chặt chẽ, nhiều sơ hở, dẫn tới công trình vừa bàn giao đưa vào khai thác đã hư hỏng.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết công tác tăng cường quản lý chất lượng công trình giao thông đường bộ năm 2011, nhiệm vụ trọng tâm công tác quản lý chất lượng công trình giao thông đường bộ năm 2012 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa diễn ra hôm nay (25/2), tại Hà Nội.
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, trong năm 2011, chất lượng công trình còn tồn tại một số nội dung chưa đạt được như: tư vấn giám sát còn buông lỏng quản lý, các nhà thầu tư vấn thiết kế còn thực hiện dự án kém hiệu quả, do chưa chấp hành chưa nghiêm túc các chỉ đạo của Tổng cục...
Về chất lượng một số dự án trong thời gian gần đây vẫn còn nhiều dự án chất lượng chưa tốt, hư hỏng khi đang thi công hoặc chỉ đưa vào sử dụng một thời gian ngắn đã xuất hiện hư hỏng, xuống cấp, phải chỉ đạo khắc phục sửa chữa, như dự án nâng cấp Quốc lộ 4A đoạn Lững Phầy-Thị xã Cao Bằng và đoạn Hà Giang–Lào Cai; Dự án nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Cửa Ông–Mông Dương; Dự án nâng cấp Quốc lộ 48-2, Quốc lộ 54…
Có trường hợp, ông Thắng cho rằng, khi đấu thầu do các nguyên nhân khác nhau, một số nhà thầu ra giá thấp để thắng thầu, khi thắng lại bán lại một phần cho nhà thầu phụ, dẫn đến yếu kém về chất lượng trong thi công, không đủ chi phí đảm bảo chất lượng công trình…
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, vấn đề nhận thực về chất lượng công trình chưa xuyên suốt từ trên xuống dưới, thiếu bài bản từ chủ đầu tư tới nhà thầu thi công.
“Trình độ cán bộ tư vấn còn nhiều hạn chế, nhiều Ban quản lý còn dựa vào tư vấn giám sát, không sát sao với công trình,” Thứ trưởng Đông thừa nhận.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Đông cũng chỉ đạo, năm nay sẽ ít vốn nên dự án ít, cần tập trung làm đâu tốt đó thông qua công tác thẩm định nghiệm thu chất lượng công trình, kiểm soát chất lượng nguồn vật liệu, kiểm tra hiện trường, lựa chọn nhà thầu, xây dựng kho cơ sở dữ liệu về nhà thầu, tư vấn…
Đặc biệt, Thứ trưởng Đông khẳng định: “Trong năm 2012, cần sớm xây dựng cơ chế trách nhiệm với đơn vị, cá nhân tham gia xây dựng cơ bản, đặt biệt với chất lượng công trình. Khi có vấn đề xảy ra dễ xử lý trách nhiệm từng cá nhân, đơn vị.”
Lý giải cho vấn đề này, Thứ trưởng Đông đưa ra dẫn chứng, trong năm 2011, sau khi kiểm tra 6 dự án theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, các đoàn kiểm tra đã nêu rõ những vấn đề về chất lượng của công trình. Nhưng tới giờ, các đơn vị, cá nhân liên quan bị kiểm điểm trách nhiệm rất khó khăn vì công tác quản lý chồng chéo, thay đổi liên tục, qua người này người kia…
“Cần thêm chế tài trong hợp đồng, chế tài xử lý trách nhiệm các cá nhân đơn vị, phạt thì cụ thể thế nào trong hợp đồng. Vai trò của các Khu quản lý đường bộ cũng phải quy định trong hợp đồng, để nếu có vấn đề xảy ra các Khu cũng phải cùng chịu trách nhiệm,” Thứ trưởng Đông đề xuất./.
Theo ông Thắng, các đơn vị chưa nhận thức được ý nghĩa quan trọng mang tính sống còn của chất lượng công trình. Ban quản lý dự án kiểm tra chất lượng công trình còn chưa chặt chẽ, nhiều sơ hở, dẫn tới công trình vừa bàn giao đưa vào khai thác đã hư hỏng.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết công tác tăng cường quản lý chất lượng công trình giao thông đường bộ năm 2011, nhiệm vụ trọng tâm công tác quản lý chất lượng công trình giao thông đường bộ năm 2012 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa diễn ra hôm nay (25/2), tại Hà Nội.
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, trong năm 2011, chất lượng công trình còn tồn tại một số nội dung chưa đạt được như: tư vấn giám sát còn buông lỏng quản lý, các nhà thầu tư vấn thiết kế còn thực hiện dự án kém hiệu quả, do chưa chấp hành chưa nghiêm túc các chỉ đạo của Tổng cục...
Về chất lượng một số dự án trong thời gian gần đây vẫn còn nhiều dự án chất lượng chưa tốt, hư hỏng khi đang thi công hoặc chỉ đưa vào sử dụng một thời gian ngắn đã xuất hiện hư hỏng, xuống cấp, phải chỉ đạo khắc phục sửa chữa, như dự án nâng cấp Quốc lộ 4A đoạn Lững Phầy-Thị xã Cao Bằng và đoạn Hà Giang–Lào Cai; Dự án nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Cửa Ông–Mông Dương; Dự án nâng cấp Quốc lộ 48-2, Quốc lộ 54…
Có trường hợp, ông Thắng cho rằng, khi đấu thầu do các nguyên nhân khác nhau, một số nhà thầu ra giá thấp để thắng thầu, khi thắng lại bán lại một phần cho nhà thầu phụ, dẫn đến yếu kém về chất lượng trong thi công, không đủ chi phí đảm bảo chất lượng công trình…
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, vấn đề nhận thực về chất lượng công trình chưa xuyên suốt từ trên xuống dưới, thiếu bài bản từ chủ đầu tư tới nhà thầu thi công.
“Trình độ cán bộ tư vấn còn nhiều hạn chế, nhiều Ban quản lý còn dựa vào tư vấn giám sát, không sát sao với công trình,” Thứ trưởng Đông thừa nhận.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Đông cũng chỉ đạo, năm nay sẽ ít vốn nên dự án ít, cần tập trung làm đâu tốt đó thông qua công tác thẩm định nghiệm thu chất lượng công trình, kiểm soát chất lượng nguồn vật liệu, kiểm tra hiện trường, lựa chọn nhà thầu, xây dựng kho cơ sở dữ liệu về nhà thầu, tư vấn…
Đặc biệt, Thứ trưởng Đông khẳng định: “Trong năm 2012, cần sớm xây dựng cơ chế trách nhiệm với đơn vị, cá nhân tham gia xây dựng cơ bản, đặt biệt với chất lượng công trình. Khi có vấn đề xảy ra dễ xử lý trách nhiệm từng cá nhân, đơn vị.”
Lý giải cho vấn đề này, Thứ trưởng Đông đưa ra dẫn chứng, trong năm 2011, sau khi kiểm tra 6 dự án theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, các đoàn kiểm tra đã nêu rõ những vấn đề về chất lượng của công trình. Nhưng tới giờ, các đơn vị, cá nhân liên quan bị kiểm điểm trách nhiệm rất khó khăn vì công tác quản lý chồng chéo, thay đổi liên tục, qua người này người kia…
“Cần thêm chế tài trong hợp đồng, chế tài xử lý trách nhiệm các cá nhân đơn vị, phạt thì cụ thể thế nào trong hợp đồng. Vai trò của các Khu quản lý đường bộ cũng phải quy định trong hợp đồng, để nếu có vấn đề xảy ra các Khu cũng phải cùng chịu trách nhiệm,” Thứ trưởng Đông đề xuất./.
Việt Hùng (Vietnam+)