Doanh nghiệp kêu trường đào tạo sinh viên kém chất lượng, không sử dụng được ngay và phải đào tạo lại. Trường lại kêu doanh nghiệp không hợp tác trong việc hỗ trợ thông tin cũng như việc thực tập của sinh viên.
Người thiệt nhất vẫn là những tân cử nhân. Sau 16, 17 năm miệt mài trên ghế nhà trường, sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp!
Doanh nghiệp “chê” sinh viên
Tại một diễn đàn giáo dục ở Hà Nội, ông Trịnh Quang Anh, Giám đốc Trung tâm đào tạo Ngân hàng Hàng hải Việt Nam cho biết, nguồn lực chính cho nhân lực tài chính, kế toán của ngân hàng này là sinh viên tốt nghiệp đại học trong nước. Nhưng cũng theo ông Anh, chất lượng nguồn nhân lực này còn rất nhiều hạn chế.
Diễn đàn có chủ đề "Hợp tác hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tài chính – kế toán đáp ứng yêu cầu xã hội" do Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh tại Việt Nam (ACCA Việt Nam) tổ chức sáng nay, 6/5.
“Sinh viên được học quá nhiều lý thuyết khiến các em rơi vào 'bẫy kiến thức." Trong khi đó, thực hành chưa được chú trọng, học nhiều nhưng không vận dụng được, không chuyển hóa được thành kỹ năng,” ông Quang Anh nói.
Một yếu kém khác được ông Quang Anh nói đến là kỹ năng mềm trong khi đây là công cụ hữu hiệu để sinh viên phát huy tối đa khả năng của mình. Tuy nhiên, hầu hết sinh viên yếu và trống kỹ năng này.
Cũng theo ông Anh, trong ba nguồn tuyển dụng lao động là cử nhân trong nước, những người tốt nghiệp đại học ở nước ngoài và những người đã có kinh nghiệm công tác ở các cơ quan khác thì cử nhân trong nước là nguồn dồi dào nhất, rẻ nhất. “Nhưng chúng tôi phải chấp nhận đầu tư lớn để đào tạo lại, bồi dưỡng, kèm cặp sau tuyển dụng vì rất nhiều sinh viên không thể sử dụng ngay khi ra trường,” ông Anh cho biết.
Cùng quan điểm này, bà Bùi Thị Thu Trang, Giám đốc Tài chính và Hành chính Tập đoàn Comin tại Việt Nam cũng cho rằng, doanh nghiệp chỉ yêu cầu sinh viên khi ra trường có thể bắt tay ngay vào làm việc nhanh và có hiệu quả, doanh nghiệp không phải đào tạo lại. Nhưng con số này không nhiều. "Ngoài ra, sinh viên ra trường cũng thiếu hiểu biết về pháp luật và chính sách thuế hiện hành, nhất là chính sách thuế quốc tế. Đây là những kiến thức rất cần thiết trong điều kiện hội nhập hiện nay, đặc biệt là khi làm việc tại các công ty đa quốc gia như Comin,” bà Trang nói.
Trường kêu doanh nghiệp
Trước những phản hồi của nhà tuyển dụng, đại diện các trường như Học viện Tài Chính, Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đều cho rằng, chính doanh nghiệp cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong việc chất lượng đào tạo chưa cao.
Ông Đặng Quốc Sơn, Khoa Tài chính – Ngân hàng, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Trong quá trình đào tạo, chúng tôi thiếu sự hỗ trợ của nhà tuyển dụng. Doanh nghiệp cứ nói dang tay hợp tác với các trường nhưng vấn đề là dang tay đến đâu?”
Ông Sơn đưa ra một ví dụ cụ thể, khi xây dựng chương trình đào tạo, trường đã gõ cửa từng doanh nghiệp để tham khảo, mong nhận được ý kiến đóng góp của đơn vị tuyển dụng xem chương trình đã đáp ứng yêu cầu thực tế chưa thì các doanh nghiệp đều gật đầu. “Nhưng sinh viên của chúng tôi ra trường vẫn khó xin việc, doanh nghiệp vẫn chê,” ông Sơn nói.
Ở một góc độ khác, ông Đặng Văn Thanh, Hiệu phó Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội bức xúc: “Doanh nghiệp cứ nói sinh viên ra trường không sử dụng được ngay, nhưng thế nào là sử dụng được ngay? Mỗi doanh nghiệp có đặc thù riêng từ mô hình hoạt động đến phần mềm sử dụng. Khi dạy, làm sao chúng tôi biết sinh viên ra trường sẽ làm việc ở đâu để dạy. Trường chỉ trang bị những kiến thức nền tảng, cơ bản, còn khi ra trường, sinh viên làm việc ở đâu thì trên cơ sở nền tảng đó để thích nghi.”
Bên cạnh đó, ông Thanh cũng nêu vấn đề doanh nghiệp không hợp tác trong việc thực tập của sinh viên. Cụ thể, sinh viên được giới thiệu đi thực tập nhưng không được tiếp cận công việc, chỉ được đến công ty một, hai lần một tuần. Mỗi lần đến chỉ rót nước, pha trà, rửa chén. Khi xin số liệu thì được cho số liệu từ cách đây đến bốn năm.
"Chúng tôi chỉ mong doanh nghiệp dành một ngày để chỉ cho các em quy trình hoạt động, dành chút thời gian để trả lời khi các em hỏi và cho các em số liệu mới hơn một chút. Năm nay đi thực tập mà cho số liệu từ năm 2006 thì làm sao có tính thực tế?” ông Thanh nói.
Cùng quan điểm này, bà Lê Thu Hà, khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng, cũng cho rằng doanh nghiệp cần có trách nhiệm trong việc đào tạo kỹ năng thực hành cho người học. Bà Hà cho biết trường đã thử nghiệm đưa trung tâm thực hành vào quá trình đào tạo nhưng đánh giá lại thì hiệu quả không cao vì vẫn chỉ là mô phỏng, thiếu tính thực tiễn. Theo đó, bà Hà kiến nghị các doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho sinh viên có thể kiến tập, thực tập, thậm chí làm bán thời gian.
Đây không phải lần đầu tiên các nhà tuyển dụng, doanh nghiệp ngồi đối thoại với các trường về chất lượng sinh viên khi tốt nghiệp và trách nhiệm của các bên. Những vấn đề trên cũng đã được nêu ra rất nhiều lần. Tuy nhiên, theo ông Đặng Văn Thanh, đã đến lúc cần có một chế tài hoặc đưa vào Luật Giáo dục về trách nhiệm của cả hai bên, nhà trường và đơn vị sử dụng nhân lực về trách nhiệm của mỗi bên trong việc phối hợp đào tạo.
Trong khi đó, hàng loạt sinh viên ra trường hàng năm vẫn đang chật vật tìm việc làm. Như Vietnam+ đã có bài viết phản ánh, không ít người sau 16 năm miệt mài đèn sách phải liệng tấm bằng cử nhân vào hòm, ngậm ngùi đi làm thợ may, làm xe ôm, cò sim điện thoại, bất cứ nghề gì giúp họ kiếm được tiền trang trải cuộc sống./.
Người thiệt nhất vẫn là những tân cử nhân. Sau 16, 17 năm miệt mài trên ghế nhà trường, sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp!
Doanh nghiệp “chê” sinh viên
Tại một diễn đàn giáo dục ở Hà Nội, ông Trịnh Quang Anh, Giám đốc Trung tâm đào tạo Ngân hàng Hàng hải Việt Nam cho biết, nguồn lực chính cho nhân lực tài chính, kế toán của ngân hàng này là sinh viên tốt nghiệp đại học trong nước. Nhưng cũng theo ông Anh, chất lượng nguồn nhân lực này còn rất nhiều hạn chế.
Diễn đàn có chủ đề "Hợp tác hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tài chính – kế toán đáp ứng yêu cầu xã hội" do Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh tại Việt Nam (ACCA Việt Nam) tổ chức sáng nay, 6/5.
“Sinh viên được học quá nhiều lý thuyết khiến các em rơi vào 'bẫy kiến thức." Trong khi đó, thực hành chưa được chú trọng, học nhiều nhưng không vận dụng được, không chuyển hóa được thành kỹ năng,” ông Quang Anh nói.
Một yếu kém khác được ông Quang Anh nói đến là kỹ năng mềm trong khi đây là công cụ hữu hiệu để sinh viên phát huy tối đa khả năng của mình. Tuy nhiên, hầu hết sinh viên yếu và trống kỹ năng này.
Cũng theo ông Anh, trong ba nguồn tuyển dụng lao động là cử nhân trong nước, những người tốt nghiệp đại học ở nước ngoài và những người đã có kinh nghiệm công tác ở các cơ quan khác thì cử nhân trong nước là nguồn dồi dào nhất, rẻ nhất. “Nhưng chúng tôi phải chấp nhận đầu tư lớn để đào tạo lại, bồi dưỡng, kèm cặp sau tuyển dụng vì rất nhiều sinh viên không thể sử dụng ngay khi ra trường,” ông Anh cho biết.
Cùng quan điểm này, bà Bùi Thị Thu Trang, Giám đốc Tài chính và Hành chính Tập đoàn Comin tại Việt Nam cũng cho rằng, doanh nghiệp chỉ yêu cầu sinh viên khi ra trường có thể bắt tay ngay vào làm việc nhanh và có hiệu quả, doanh nghiệp không phải đào tạo lại. Nhưng con số này không nhiều. "Ngoài ra, sinh viên ra trường cũng thiếu hiểu biết về pháp luật và chính sách thuế hiện hành, nhất là chính sách thuế quốc tế. Đây là những kiến thức rất cần thiết trong điều kiện hội nhập hiện nay, đặc biệt là khi làm việc tại các công ty đa quốc gia như Comin,” bà Trang nói.
Trường kêu doanh nghiệp
Trước những phản hồi của nhà tuyển dụng, đại diện các trường như Học viện Tài Chính, Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đều cho rằng, chính doanh nghiệp cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong việc chất lượng đào tạo chưa cao.
Ông Đặng Quốc Sơn, Khoa Tài chính – Ngân hàng, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Trong quá trình đào tạo, chúng tôi thiếu sự hỗ trợ của nhà tuyển dụng. Doanh nghiệp cứ nói dang tay hợp tác với các trường nhưng vấn đề là dang tay đến đâu?”
Ông Sơn đưa ra một ví dụ cụ thể, khi xây dựng chương trình đào tạo, trường đã gõ cửa từng doanh nghiệp để tham khảo, mong nhận được ý kiến đóng góp của đơn vị tuyển dụng xem chương trình đã đáp ứng yêu cầu thực tế chưa thì các doanh nghiệp đều gật đầu. “Nhưng sinh viên của chúng tôi ra trường vẫn khó xin việc, doanh nghiệp vẫn chê,” ông Sơn nói.
Ở một góc độ khác, ông Đặng Văn Thanh, Hiệu phó Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội bức xúc: “Doanh nghiệp cứ nói sinh viên ra trường không sử dụng được ngay, nhưng thế nào là sử dụng được ngay? Mỗi doanh nghiệp có đặc thù riêng từ mô hình hoạt động đến phần mềm sử dụng. Khi dạy, làm sao chúng tôi biết sinh viên ra trường sẽ làm việc ở đâu để dạy. Trường chỉ trang bị những kiến thức nền tảng, cơ bản, còn khi ra trường, sinh viên làm việc ở đâu thì trên cơ sở nền tảng đó để thích nghi.”
Bên cạnh đó, ông Thanh cũng nêu vấn đề doanh nghiệp không hợp tác trong việc thực tập của sinh viên. Cụ thể, sinh viên được giới thiệu đi thực tập nhưng không được tiếp cận công việc, chỉ được đến công ty một, hai lần một tuần. Mỗi lần đến chỉ rót nước, pha trà, rửa chén. Khi xin số liệu thì được cho số liệu từ cách đây đến bốn năm.
"Chúng tôi chỉ mong doanh nghiệp dành một ngày để chỉ cho các em quy trình hoạt động, dành chút thời gian để trả lời khi các em hỏi và cho các em số liệu mới hơn một chút. Năm nay đi thực tập mà cho số liệu từ năm 2006 thì làm sao có tính thực tế?” ông Thanh nói.
Cùng quan điểm này, bà Lê Thu Hà, khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng, cũng cho rằng doanh nghiệp cần có trách nhiệm trong việc đào tạo kỹ năng thực hành cho người học. Bà Hà cho biết trường đã thử nghiệm đưa trung tâm thực hành vào quá trình đào tạo nhưng đánh giá lại thì hiệu quả không cao vì vẫn chỉ là mô phỏng, thiếu tính thực tiễn. Theo đó, bà Hà kiến nghị các doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho sinh viên có thể kiến tập, thực tập, thậm chí làm bán thời gian.
Đây không phải lần đầu tiên các nhà tuyển dụng, doanh nghiệp ngồi đối thoại với các trường về chất lượng sinh viên khi tốt nghiệp và trách nhiệm của các bên. Những vấn đề trên cũng đã được nêu ra rất nhiều lần. Tuy nhiên, theo ông Đặng Văn Thanh, đã đến lúc cần có một chế tài hoặc đưa vào Luật Giáo dục về trách nhiệm của cả hai bên, nhà trường và đơn vị sử dụng nhân lực về trách nhiệm của mỗi bên trong việc phối hợp đào tạo.
Trong khi đó, hàng loạt sinh viên ra trường hàng năm vẫn đang chật vật tìm việc làm. Như Vietnam+ đã có bài viết phản ánh, không ít người sau 16 năm miệt mài đèn sách phải liệng tấm bằng cử nhân vào hòm, ngậm ngùi đi làm thợ may, làm xe ôm, cò sim điện thoại, bất cứ nghề gì giúp họ kiếm được tiền trang trải cuộc sống./.
Phạm Mai (Vietnam+)