Chất lượng tăng trưởng của Việt Nam có sự cải thiện rõ nét

Thủ tướng khẳng định, ‘quy mô càng lớn thì việc đạt thêm 1 điểm phần trăm tăng trưởng sẽ càng khó khăn, nhưng không phải là không thể có được.’
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội Triển khai Nghị quyết của Quốc hội khoá XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2020. (Ảnh
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội Triển khai Nghị quyết của Quốc hội khoá XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2020. (Ảnh

Những thành quả kinh tế - xã hội đạt được trong năm 2019 đã chứng minh, với ý chí nỗ lực, tinh thần đoàn kết, cùng với quyết tâm lớn của Việt Nam. Trong đó, có những mục tiêu tưởng chừng rất khó đạt.

Nội dung trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại Hội nghị Triển khai Nghị quyết của Quốc hội khoá XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2020 diễn ra sáng ngày 30/12.

Theo Thủ tướng, quy mô kinh tế Việt Nam trong năm 2018 đạt gần 250 tỷ USD cao gấp 9,3 lần so với thời điểm bắt đầu đổi mới (năm 1986) và năm 2019 tăng trưởng của Việt Nam đã đạt tăng 7,02%, đưa quy mô nền kinh tế lên hơn 266 tỷ USD.

“Điều này cho thấy quy mô càng lớn thì việc đạt thêm 1 điểm phần trăm tăng trưởng sẽ càng khó khăn, nhưng không phải là không thể có được”- Thủ tướng khẳng định.

Nếu như trong giai đoạn trước, Việt Nam đã từng phải chấp nhận giảm tăng trưởng để giữ ổn định vĩ mô thì đến năm 2019, đất nước không chỉ đạt được tăng trưởng nhanh, giữ các vị trí hàng đầu trong khu vực cũng như trên thế giới mà còn duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát bình quân dưới 2,79 %, mặt bằng lãi suất và tỷ giá luôn duy trì ổn định trong bối cảnh các thị trường tài chính toàn cầu đầy biến động. Tính đến ngày 23/12, thặng dư tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước đã đạt 1,469 triệu tỷ đồng, bằng 104,1% dự toán. Bên cạnh đó, nợ công hiện đã giảm từ mức tương đương 64 % GDP (năm trước) về khoảng 56 % GDP.

Với các mô hình tăng trưởng trước đây, để đạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh thì chất lượng tăng trưởng thường bị giảm sút. Tuy nhiên, sang đến năm 2019 Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia tăng trưởng kinh tế cao và ổn định hàng đầu châu Á.

“Chất lượng tăng trưởng của chúng ta có sự cải thiện rất rõ nét,” Thủ tướng đánh giá.

Sau khi phân tích những kết quả đạt được của năm 2019, Thủ tướng chỉ ra những mặt còn hạn chế, yếu kém, phân tích những cơ hội và khó khăn, thách thức trong năm 2020, từ đó đề ra những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để hoàn thành tốt hơn các mục tiêu kinh tế-xã hội vào năm 2020 cũng như kế hoạch 5 năm (2016-2020).

Thủ tướng nhắc lại lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “không ngủ quên trên vòng nguyệt quế” và khẳng định Chính phủ luôn ý thức được chức năng kiến tạo, thúc đẩy tạo cơ hội tốt nhất và công bằng nhất trong tất cả các địa phương với mọi tầng lớp nhân dân.”

Theo đó, Thủ tướng gợi mở 9 nhóm vấn mở cần thực hiện trong năm 2020.

Một là, tiếp nối và phát huy cao hơn nữa những thành quả kinh tế xã hội đã được trong năm, các Bộ, các ngành, các địa phương cần đặt ra những mục tiêu cao đồng thời hiến kế đưa kế hoạch mục tiêu về đích sớm.

Hai là, tiếp tục tháo gỡ những rào cản về môi trường kinh doanh, sửa đổi ngay những bất cập về cơ chế, chính sách pháp luật, nhất là những chỉ số còn thấp. Những vướng mắc pháp luật cần phải chỉ ra những vấn đề cụ thể và đề xuất sửa đổi, chấm dứt nói chung chung.

Ba là, tìm kiếm giải pháp khơi thông với các đột phá chiến lược cả về thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy sự chủ động quyết liệt, sáng tạo trong hành động của các cấp, các ngành. Phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám quyết định dám chịu trách nhiệm kiểm soát, chấm dứt tình trạng nhũng nhiễu chi phí không chính thức tham nhũng vặt.

Thứ tư, các ngành, các cấp, địa phường cần chỉ ra những động lực mới tăng trưởng hay gây dựng động lực cho tăng trưởng của năm 2020 và năm tiếp theo trên cơ sở tận dụng cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo tinh thần Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị.

Năm là, quy mô kinh tế của Việt Nam đã tăng 4 lần trong 5 năm qua và dự báo sẽ đạt 20 % GDP trong 5 năm, do đó cần tạo nền tảng cho nền kinh tế số phát triển đồng thời tăng tốc trong năm 2020 và những năm tới, trong đó chú trọng tăng hạng trong các tiêu chí về đổi mới sáng tạo.

Thứ sáu, cần có đột phá gì về cơ chế phân cấp, phân quyền và giao trách nhiệm cho địa phương để thúc đẩy tinh thần hành động quyết liệt sự năng động sáng tạo trong thực thi các chủ trương, chính sách.  

Bảy là, thực hiện tốt chủ trương của Đảng của Quốc hội về phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, đảm bảo sự hài hòa với phát triển kinh tế bảo đảm an toàn trong đời sống nhân dân. Nhân rộng các điển hình thực tiễn tại phương, cơ sở các có các mô hình cách làm hiệu quả.

Tám là, tăng cường đầu tư cho tiềm lực quốc phòng và an ninh của đất nước tương xứng với thách thức của thời kỳ mới như thế nào làm sao hạn chế đến mức thấp nhất thiên tai, hạn hán...

Chín là, có các biện pháp chăm lo đời sống, nâng cao hơn nữa động lực làm việc cho cán bộ, công chức các ngành, các cấp và địa phương. Quyết liệt cải cách hành chính, tinh giản biên chế, tiết kiệm chi thường xuyên, bổ sung nguồn lực để cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức ngay trong năm 2020. Đặc biệt, các cấp cần chuẩn bị tốt, thực hiện Chỉ thị 35 về Đại hội Đảng.

“Năm hết Tết đến, chúng ta phải chăm lo Tết chu đáo cho nhân dân, đảm bảo an toàn, ninh an toàn về mọi mặt cho nhà nhà vui Tết đón xuân đặc biệt với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các gia đình chính sách, sách người nghèo, người lang thang cơ nhỡ, trẻ mồ côi…” và Thủ tướng tin tưởng: “Sẽ có rất nhiều địa phương trong cả nước có mức phấn đấu cao và đạt kết quả để đưa địa phương mình tiến bước và phát triển bền vững theo các quan điểm phát triển đã được thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng khóa 12 cũng như các Nghị quyết của Đảng của Quốc hội”./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục