Sự trỗi dậy mạnh mẽ về mặt kinh tế của châu Á đã được báo giới Pháp một lần nữa nêu bật khi khẳng định châu Á đang năng động dẫn đầu, kéo tăng trưởng kinh tế thế giới đi lên.
Nói đến đà vươn mạnh của kinh tế Trung Quốc, tờ Le Figaro số ra ngày 2/4 nêu ra chỉ số tăng trưởng trong quý I, dự kiến là 12% - một con số kỷ lục thế giới.
Cơ sở cho sự tăng trưởng ngoạn mục này, theo Le Figaro, chính là xuất khẩu cao cùng với sức tiêu thụ mạnh trong nước.
Trong khi đó, tờ Les Echos phân tích tình hình qua các chỉ số tốt ở châu Á và khẳng định rằng xu hướng kinh tế thế giới sẽ vực dậy mạnh mẽ tại các quốc gia đang nổi, nhưng yếu ớt đối với các nền kinh tế phát triển. Xu hướng này càng rõ nét trong những năm tới.
Bài báo dẫn chứng những chỉ số kinh tế đạt kỷ lục ở châu Á trong các dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho năm nay, cụ thể là 10% đối với Trung Quốc và 7,7% đối với Ấn Độ trong khi dự báo cho Mỹ và châu Âu chỉ ở mức lần lượt là 2,7% và 1%.
Ngoài ra, các chỉ số về hoạt động sản xuất (PMI), được ngân hàng HSBC và Markit công bố ngày 1/4, càng cho thấy rõ tình hình khả quan tại Ấn Độ và Hàn Quốc (xuất khẩu đã tăng 35% trong tháng Ba).
Thêm vào đó, Les Echos cho biết đơn đặt hàng xuất khẩu tại các tập đoàn Nhật Bản cũng chưa bao giờ đầy ắp như hiện nay kể từ sáu năm qua, tạo ra bầu không khí phấn chấn trong giới doanh nhân nước này.
Báo còn viện dẫn những tín hiệu tích cực trên thị trường chứng khoán châu Á, thị trường Jakarta đạt mức cao kỷ lục từ năm 2008.
Mặc dù tỏ ra thận trọng khi cho rằng các chỉ số đáng phấn khởi hiện nay là do so sánh với tình trạng u ám của một năm 2009 tồi tệ, và các chỉ số này có thể giảm trong quý III, song các nhà phân tích vẫn khẳng định châu Á là khu vực năng động nhất do dân số gia tăng, sự chuyên nghiệp hóa thích hợp và chi phí nhân công thấp.
Theo ông Edgardo Torija-Zane, chuyên gia về châu Á của ngân hàng Natixis, châu Á sẽ kéo tăng trưởng kinh tế thế giới đi lên. Ông dự đoán trong tương lai, châu Á sẽ ngày càng chiếm vị thế lớn trong nền kinh tế thế giới, như đã thấy rõ qua sự chuyển mình của châu lục trong 30 năm qua./.
Nói đến đà vươn mạnh của kinh tế Trung Quốc, tờ Le Figaro số ra ngày 2/4 nêu ra chỉ số tăng trưởng trong quý I, dự kiến là 12% - một con số kỷ lục thế giới.
Cơ sở cho sự tăng trưởng ngoạn mục này, theo Le Figaro, chính là xuất khẩu cao cùng với sức tiêu thụ mạnh trong nước.
Trong khi đó, tờ Les Echos phân tích tình hình qua các chỉ số tốt ở châu Á và khẳng định rằng xu hướng kinh tế thế giới sẽ vực dậy mạnh mẽ tại các quốc gia đang nổi, nhưng yếu ớt đối với các nền kinh tế phát triển. Xu hướng này càng rõ nét trong những năm tới.
Bài báo dẫn chứng những chỉ số kinh tế đạt kỷ lục ở châu Á trong các dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho năm nay, cụ thể là 10% đối với Trung Quốc và 7,7% đối với Ấn Độ trong khi dự báo cho Mỹ và châu Âu chỉ ở mức lần lượt là 2,7% và 1%.
Ngoài ra, các chỉ số về hoạt động sản xuất (PMI), được ngân hàng HSBC và Markit công bố ngày 1/4, càng cho thấy rõ tình hình khả quan tại Ấn Độ và Hàn Quốc (xuất khẩu đã tăng 35% trong tháng Ba).
Thêm vào đó, Les Echos cho biết đơn đặt hàng xuất khẩu tại các tập đoàn Nhật Bản cũng chưa bao giờ đầy ắp như hiện nay kể từ sáu năm qua, tạo ra bầu không khí phấn chấn trong giới doanh nhân nước này.
Báo còn viện dẫn những tín hiệu tích cực trên thị trường chứng khoán châu Á, thị trường Jakarta đạt mức cao kỷ lục từ năm 2008.
Mặc dù tỏ ra thận trọng khi cho rằng các chỉ số đáng phấn khởi hiện nay là do so sánh với tình trạng u ám của một năm 2009 tồi tệ, và các chỉ số này có thể giảm trong quý III, song các nhà phân tích vẫn khẳng định châu Á là khu vực năng động nhất do dân số gia tăng, sự chuyên nghiệp hóa thích hợp và chi phí nhân công thấp.
Theo ông Edgardo Torija-Zane, chuyên gia về châu Á của ngân hàng Natixis, châu Á sẽ kéo tăng trưởng kinh tế thế giới đi lên. Ông dự đoán trong tương lai, châu Á sẽ ngày càng chiếm vị thế lớn trong nền kinh tế thế giới, như đã thấy rõ qua sự chuyển mình của châu lục trong 30 năm qua./.
(TTXVN/Vietnam+)