Ngày 22/3, các số liệu tại hội nghị Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ đánh giá các xu hướng về rừng và tài nguyên rừng cho thấy trong hai thập kỷ qua, diện tích rừng tại khu vực châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Á và vùng Kavkaz đã tăng thêm 25 triệu hécta, lớn hơn cả diện tích nước Anh.
Chính nhờ đó mà sản lượng gỗ của các khu rừng châu Âu hàng năm đã tăng thêm 430 triệu mét khối.
Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế châu Âu (UNECE) nhấn mạnh rừng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học. Vì vậy, các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Á và Kavkaz cũng đã tăng cường mở rộng diện tích rừng.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã tác động tiêu cực đến quá trình mở rộng diện tích rừng. Tính riêng cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, hơn 11 triệu hécta rừng ở Canada và Mỹ đã bị tàn phá do các loài côn trùng, đặc biệt là bọ cánh cứng, phát triển mạnh, trong khi bão, gió và tuyết cũng tác động đến 0,4% diện tích ở khu vực này.
Nhân Năm Quốc tế về rừng 2011, Diễn đàn Liên hợp quốc về rừng và Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học, Hội đồng Tương lai thế giới, tổ chức nghiên cứu các chính sách quốc tế để tư vấn các giải pháp chính sách hiệu quả cho các nước. 19 chính sách về rừng của 16 nước châu Âu, Bắc Mỹ đã được lựa chọn để tranh giải chính sách quốc tế về rừng có tầm nhìn xa./.
Chính nhờ đó mà sản lượng gỗ của các khu rừng châu Âu hàng năm đã tăng thêm 430 triệu mét khối.
Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế châu Âu (UNECE) nhấn mạnh rừng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học. Vì vậy, các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Á và Kavkaz cũng đã tăng cường mở rộng diện tích rừng.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đã tác động tiêu cực đến quá trình mở rộng diện tích rừng. Tính riêng cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, hơn 11 triệu hécta rừng ở Canada và Mỹ đã bị tàn phá do các loài côn trùng, đặc biệt là bọ cánh cứng, phát triển mạnh, trong khi bão, gió và tuyết cũng tác động đến 0,4% diện tích ở khu vực này.
Nhân Năm Quốc tế về rừng 2011, Diễn đàn Liên hợp quốc về rừng và Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học, Hội đồng Tương lai thế giới, tổ chức nghiên cứu các chính sách quốc tế để tư vấn các giải pháp chính sách hiệu quả cho các nước. 19 chính sách về rừng của 16 nước châu Âu, Bắc Mỹ đã được lựa chọn để tranh giải chính sách quốc tế về rừng có tầm nhìn xa./.
(TTXVN/Vietnam+)