Không dè dặt, khoảng 30 quốc gia tại châu Phi, một trong những lục địa nghèo nhất trên thế giới, đã bắt tay vào sản xuất nhiên liệu sinh học.
Một cuộc đua hết mực hướng tới việc thay thế cho dầu lửa đang diễn ra tại châu lục này.
Sản xuất nhiên liệu sinh học đang bắt đầu lan rộng tại châu Phi kể từ khi cơn sốt giá dầu thô tăng kỷ lục hồi năm 2008.
Tại Senegal, Tổng thống nước này Abdoulaye Wade, người nuốn nước mình trở thành nhà vô địch về nhiên liệu sinh học, ngày 28/12/2009 trong bài diễn văn nhân dịp năm mới, đã nói rằng, sản xuất nhiên liệu sinh học đã khởi đầu rất tốt tại quốc gia này, với việc trồng 10.000ha cây jatropha (cây dầu diezel), một loài cây có nguồn gốc tại Brazil mà hạt của nó để làm nguyên liệu chế biến dầu diezel sinh học.
Tổng thống Senegal nhấn mạnh, mỗi vùng nông thôn dành 1.000ha đất nông nghiệp thì sẽ có 3,2 triệu tấn jatropha, tương đương với 1,134 triệu tấn lít diezel sinh học, tương đương với sự độc lập về năng lượng của nước này.
Nam Phi, đi đầu châu Phi trong việc thúc đẩy sản xuất nguồn năng lượng mới này nhờ có tập đoàn khổng lồ Ethanol Africa, đang dự định thành lập 8 nhà máy ethanol sinh học trong năm 2010.
Ethanol Africa cũng dự tính sẽ đầu tư vào Angola, Tanzania và Mozambique để sản xuất nhiên liệu sinh học từ ngô và mía đường.
Burkina Faso cũng đang ngấp nghé sản xuất nhiên liệu sinh học. Nhà máy sản xuất dầu diezel sinh học đầu tiên trên cơ sở từ hạt của cây jatropha sẽ được ra đời.
Tại Mali, cây jatropha được gọi là vàng xanh của sa mạc được khai thác từ 2 năm qua để sản xuất dầu diezel sinh học.
Tại Zimbabwe, nước tiên phong ở châu Phi trong việc sản xuất nhiên liệu sinh học từ cây mía đường ngay từ đầu những năm 1980, cũng đã hướng đến việc trồng cây jatropha với 60.000ha năm 2008. Nhà máy Transload từ năm 2008 đã sản xuất dầu diezel sinh học từ hạt của cây bông, đậu và hướng dương.
Còn Nigeria sản xuất ethanol sinh học từ cây sắn. Theo hiệp hội các nhà sản xuất nhiên liệu sinh học châu Phi được thành lập năm 2006 (AAPB), tổng cộng có khoảng 30 nước châu Phi sản xuất nhiên liệu sinh học từ nông nghiệp.
Theo các chuyên gia, việc nhiều quốc gia tại châu Phi hứng khởi với việc sản xuất nhiên liệu sinh học từ nông nghiệp được giải thích bởi lý do mong muốn giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống và tạo được nhiều việc làm tại khu vực nông thôn./.
Một cuộc đua hết mực hướng tới việc thay thế cho dầu lửa đang diễn ra tại châu lục này.
Sản xuất nhiên liệu sinh học đang bắt đầu lan rộng tại châu Phi kể từ khi cơn sốt giá dầu thô tăng kỷ lục hồi năm 2008.
Tại Senegal, Tổng thống nước này Abdoulaye Wade, người nuốn nước mình trở thành nhà vô địch về nhiên liệu sinh học, ngày 28/12/2009 trong bài diễn văn nhân dịp năm mới, đã nói rằng, sản xuất nhiên liệu sinh học đã khởi đầu rất tốt tại quốc gia này, với việc trồng 10.000ha cây jatropha (cây dầu diezel), một loài cây có nguồn gốc tại Brazil mà hạt của nó để làm nguyên liệu chế biến dầu diezel sinh học.
Tổng thống Senegal nhấn mạnh, mỗi vùng nông thôn dành 1.000ha đất nông nghiệp thì sẽ có 3,2 triệu tấn jatropha, tương đương với 1,134 triệu tấn lít diezel sinh học, tương đương với sự độc lập về năng lượng của nước này.
Nam Phi, đi đầu châu Phi trong việc thúc đẩy sản xuất nguồn năng lượng mới này nhờ có tập đoàn khổng lồ Ethanol Africa, đang dự định thành lập 8 nhà máy ethanol sinh học trong năm 2010.
Ethanol Africa cũng dự tính sẽ đầu tư vào Angola, Tanzania và Mozambique để sản xuất nhiên liệu sinh học từ ngô và mía đường.
Burkina Faso cũng đang ngấp nghé sản xuất nhiên liệu sinh học. Nhà máy sản xuất dầu diezel sinh học đầu tiên trên cơ sở từ hạt của cây jatropha sẽ được ra đời.
Tại Mali, cây jatropha được gọi là vàng xanh của sa mạc được khai thác từ 2 năm qua để sản xuất dầu diezel sinh học.
Tại Zimbabwe, nước tiên phong ở châu Phi trong việc sản xuất nhiên liệu sinh học từ cây mía đường ngay từ đầu những năm 1980, cũng đã hướng đến việc trồng cây jatropha với 60.000ha năm 2008. Nhà máy Transload từ năm 2008 đã sản xuất dầu diezel sinh học từ hạt của cây bông, đậu và hướng dương.
Còn Nigeria sản xuất ethanol sinh học từ cây sắn. Theo hiệp hội các nhà sản xuất nhiên liệu sinh học châu Phi được thành lập năm 2006 (AAPB), tổng cộng có khoảng 30 nước châu Phi sản xuất nhiên liệu sinh học từ nông nghiệp.
Theo các chuyên gia, việc nhiều quốc gia tại châu Phi hứng khởi với việc sản xuất nhiên liệu sinh học từ nông nghiệp được giải thích bởi lý do mong muốn giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống và tạo được nhiều việc làm tại khu vực nông thôn./.
Thanh Bình (Vietnam+)