Căn bệnh bại liệt - sau hơn một thập kỷ "biến mất" tại Cộng hòa Dân chủ Congo và được thanh toán ở nhiều nước châu Phi khác, nay lại bùng phát trở lại với mức độ lây lan mạnh hơn.
Từ đầu tháng 9 đến nay, riêng tại Cộng hòa Dân chủ Congo đã có 78 trường hợp tử vong do bại liệt. Bộ Y tế Congo cho biết nước này đã có 183 người bị mắc bại liệt, trong đó dịch bệnh đang phát triển mạnh nhất tại thành phố ven biển Pointe Noire, với 175 trường hợp.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định bại liệt đã được thanh toán tại các quốc gia Trung Phi vì từ năm 2000, không có trường hợp nào mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Tuy nhiên, cùng với sự nghèo đói, lạc hậu, một số dịch bệnh nguy hiểm, cơ bản đã được thanh toán tại nhiều khu vực trên thế giới, nay cũng đã bùng phát trở lại như dịch tả, sốt rét ở Angola, Chad, Zimbabwe, Nigeria và Cộng hòa Dân chủ Congo.
Để đối phó và thanh toán dứt điểm các căn bệnh nguy hiểm này tại khu vực châu Phi, ngoài nỗ lực của các chính quyền sở tại, cần phải có sự phối hợp và hỗ trợ về tài chính, thuốc men từ cộng đồng quốc tế, tổ chức từ thiện nhân đạo mới nhanh chóng ngăn chặn các dịch bệnh nguy hiểm phát triển trở lại.
Trong khi đó, dịch tả bùng phát tại Haiti từ trung tuần tháng 10 đang có dấu hiệu ngày càng lan rộng và phát triển theo chiều hướng lo ngại.
Riêng trong ngày 9/11, Haiti đã ghi nhận thêm 46 ca tử vong, nâng tổng số người thiệt mạng từ khi có dịch lên đến 643 người.
Bộ Y tế Haiti ngày 10/11 cho biết, 46 ca tử vong kể trên đều được phát hiện tại Artibonite, phía Bắc thủ đô Port-au-Prince và số ca nhiễm bệnh đã lên đến gần 10.000.
Đáng lo ngại hơn, dịch tả đã "tấn công" thủ đô Port-au-Prince, nơi hàng triệu người đang phải sinh sống trong các khu lều trại tạm bợ, khiến 1 trường hợp tử vong và 115 trường hợp khác bị nhiễm bệnh.
Quan chức của Tổ chức Y tế liên Mỹ (OPS), ông Jon K. Andrus đã bày tỏ lo ngại sâu sắc trước tình hình gia tăng dịch bệnh, đồng thời cảnh báo điều kiện vệ sinh tồi tệ tại các khu lán trại được dựng lên sau trận động đất kinh hoàng hồi đầu năm là điều kiện lý tưởng cho dịch tả phát triển.
Theo ông, cần phải có sự chuẩn bị cả về nhân lực và vật chất để đối phó nếu bệnh lan rộng. Hiện các bác sĩ và các tổ chức nhân đạo đang gấp rút lập các trung tâm điều trị bệnh tả dọc theo thủ đô Port-au-Prince.
Trước đó, ngày 9/11, quan chức y tế cấp cao Haiti Gabriel Timothé cảnh báo dịch tả đang hoành hành tại đây đã trở thành một vấn đề "an ninh quốc gia"./.
Từ đầu tháng 9 đến nay, riêng tại Cộng hòa Dân chủ Congo đã có 78 trường hợp tử vong do bại liệt. Bộ Y tế Congo cho biết nước này đã có 183 người bị mắc bại liệt, trong đó dịch bệnh đang phát triển mạnh nhất tại thành phố ven biển Pointe Noire, với 175 trường hợp.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định bại liệt đã được thanh toán tại các quốc gia Trung Phi vì từ năm 2000, không có trường hợp nào mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Tuy nhiên, cùng với sự nghèo đói, lạc hậu, một số dịch bệnh nguy hiểm, cơ bản đã được thanh toán tại nhiều khu vực trên thế giới, nay cũng đã bùng phát trở lại như dịch tả, sốt rét ở Angola, Chad, Zimbabwe, Nigeria và Cộng hòa Dân chủ Congo.
Để đối phó và thanh toán dứt điểm các căn bệnh nguy hiểm này tại khu vực châu Phi, ngoài nỗ lực của các chính quyền sở tại, cần phải có sự phối hợp và hỗ trợ về tài chính, thuốc men từ cộng đồng quốc tế, tổ chức từ thiện nhân đạo mới nhanh chóng ngăn chặn các dịch bệnh nguy hiểm phát triển trở lại.
Trong khi đó, dịch tả bùng phát tại Haiti từ trung tuần tháng 10 đang có dấu hiệu ngày càng lan rộng và phát triển theo chiều hướng lo ngại.
Riêng trong ngày 9/11, Haiti đã ghi nhận thêm 46 ca tử vong, nâng tổng số người thiệt mạng từ khi có dịch lên đến 643 người.
Bộ Y tế Haiti ngày 10/11 cho biết, 46 ca tử vong kể trên đều được phát hiện tại Artibonite, phía Bắc thủ đô Port-au-Prince và số ca nhiễm bệnh đã lên đến gần 10.000.
Đáng lo ngại hơn, dịch tả đã "tấn công" thủ đô Port-au-Prince, nơi hàng triệu người đang phải sinh sống trong các khu lều trại tạm bợ, khiến 1 trường hợp tử vong và 115 trường hợp khác bị nhiễm bệnh.
Quan chức của Tổ chức Y tế liên Mỹ (OPS), ông Jon K. Andrus đã bày tỏ lo ngại sâu sắc trước tình hình gia tăng dịch bệnh, đồng thời cảnh báo điều kiện vệ sinh tồi tệ tại các khu lán trại được dựng lên sau trận động đất kinh hoàng hồi đầu năm là điều kiện lý tưởng cho dịch tả phát triển.
Theo ông, cần phải có sự chuẩn bị cả về nhân lực và vật chất để đối phó nếu bệnh lan rộng. Hiện các bác sĩ và các tổ chức nhân đạo đang gấp rút lập các trung tâm điều trị bệnh tả dọc theo thủ đô Port-au-Prince.
Trước đó, ngày 9/11, quan chức y tế cấp cao Haiti Gabriel Timothé cảnh báo dịch tả đang hoành hành tại đây đã trở thành một vấn đề "an ninh quốc gia"./.
(TTXVN/Vietnam+)