Chế độ thương mại toàn cầu phải bảo vệ nước nghèo

Các cơ quan phát triển của Liên hợp quốc đã kêu gọi các định chế thương mại toàn cầu mới cần phải bảo vệ lợi ích các nước nghèo.
Ngày 11/5, các cơquan phát triển của Liên hợp quốc đã cùng lên tiếng kêu gọi các định chế thươngmại toàn cầu mới cần phải bảo vệ lợi ích của các nước nghèo, đặc biệt làcác nước chậm phát triển nhất (LDC).

Tổng Giám đốc Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO), Pascal Lamy, nhấn mạnh hạ thấphàng rào thương mại, sửa đổi các quy chế thương mại và cắt giảm trợ cấpnông nghiệp ở các nước phát triển là nguyên nhân làm tê liệt sản xuấtnông nghiệp hàng hóa ở các nước chậm phát triển nhất.

Do đó, giải quyếtnhững nguyên nhân này là yêu cầu then chốt để đảm bảo lợi ích của cácnước nghèo tại Vòng đàm phán Đôha về một hiệp ước thương mại đa phươngtoàn cầu mới. Cộng đồng quốc tế phải tập trung hỗ trợ lĩnh vực thuộcchính sách phát triển này của các nước nghèo. Thương mại quốc tế đã gópphần hỗ trợ phát triển của các nước nghèo trong thập kỷ qua nhưng tháchthức hiện nay vẫn là tiếp tục thúc đẩy nỗ lực này trong thập kỷ tới.

Tổng Giám đốc WTO lưu ý rằng mặc dù viện trợ phát triển chínhthức (ODA) cho các nước chậm phát triển nhất nhằm tăng năng lực buôn bánđã tăng từ 5 tỷ USD năm 2000 lên 12 tỷ USD năm 2009, tăng trưởng trungbình của các nước này trong thập kỷ qua đã đạt 7% và thương mại tăng gấp2 lần trong thập kỷ qua, cao hơn nhiều so với tăng trưởng trung bìnhtoàn cầu, nhưng tổng thương mại của 48 nước LDC chỉ chiếm chưa đầy 1%thương mại toàn cầu. Đây là một tỷ lệ không tương xứng và mục tiêu củaVòng đàm phán Doha là phải tăng ODA hỗ trợ thương mại và tăng cường sựtiếp cận thị trường quốc tế của các nước chậm phát triển nhất.

Những người đứng đầu các cơ quan phát triển khác của Liên hợp quốc như Chươngtrình Phát triển Liên hợp quốc, Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực châu Á-Thái BìnhDương, Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế châu Phi, Tổ chức Lao động quốc tế, Hộinghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển, Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc… cũng nhấn mạnh các nước nghèo phải được bảo vệ thông qua quyền ưutiên tiếp cận thị trường các nước phát triển, đồng thời nhất trí rằng sựphát triển của các nước nghèo hiện nay không có thành công đột phá làdo không có một chương trình ưu đãi thương mại bao gồm các danh mục hànghóa bao quát, các quy chế tiếp cận thị trường linh hoạt trong khuôn khổthời gian có thể dự báo được để ưu tiên tiếp cận thị trường các nướcphát triển.

Các nhân tố này sẽ góp phần thiết yếu thúc đẩy năng lực sảnxuất, mở rộng thị trường khu vực thông qua hội nhập, ổn định các điềukiện kinh tế vĩ mô, khuôn khổ quy chế và luật pháp, đầu tư cải thiện cơsở hạ tầng và nguồn vốn con người cũng như tạo việc làm nhằm xóa đóinghèo ở các nước nghèo./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh cảng Los Angeles ở California, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)

UNCTAD lo ngại về triển vọng thương mại toàn cầu

UNCTAD chỉ ra rằng các giao dịch đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giảm 11% với nhiều số liệu thấp kỷ lục vào những tháng đầu năm 2025, cho thấy hoạt động đầu tư sản xuất thực tế giảm mạnh.