Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã có sự đổi mới trong việc tổng hợp đánh giá thành tựu với góc nhìn tổng quát, khách quan, khoa học, có số liệu minh họa thuyết phục.
Dự thảo Báo cáo đã đưa ra những yếu kém, tồn tại ở các mức độ và góc cạnh khác nhau với những nguyên nhân đưa ra có tính thuyết phục cao.
Ông Nguyễn Văn Phấn, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khẳng định sau mỗi kỳ Đại hội Đảng toàn quốc trước đây đã có nhiều Nghị quyết chuyên đề, trong đó có Nghị quyết về công tác bảo vệ môi trường.
Có thể khẳng định chắc chắn rằng, Đảng quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường rất sớm, thể hiện qua việc ngày 25/6/1998 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW về việc “Tăng cường công tác bảo vệ Môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.”
Đến tháng 11/2004, Bộ Chính trị khóa IX tiếp tục ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” với 5 quan điểm, 3 mục tiêu, 5 nhiệm vụ chung và 14 nhiệm vụ cụ thể về bảo vệ môi trường.
Đến ngày 21/1/2009 Ban Bí thư tiếp tục ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW về tiếp tục thực hiện nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.”
Như vậy, Đảng đã có định hướng chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, không những sớm mà còn kịp thời và phù hợp với xu thế, yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực và chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương đồng bộ tổ chức thực hiện nhiều chính sách mới về bảo vệ môi trường đã được ban hành kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý môi trường…
Hơn nữa, chúng ta đã có thời gian, kinh nghiệm, kết quả, thành tựu khá bền vững về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng chúng ta cũng còn nhiều yếu kém, tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong công tác chỉ đạo, điều hành công tác bảo vệ môi trường.
Nhiệm vụ bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được đòi hỏi của nhân dân, chưa đáp ứng kịp với tiến trình phát triển nhanh chóng của kinh tế-xã hội hiện nay. Chính vì vậy trong văn kiện Đại hội XI, cần thiết phải nghiêm túc đánh giá về lĩnh vực này đúng với vị trí nhiệm vụ bảo vệ môi trường là bảo vệ con người, bảo vệ sự phát triển bền vững của quốc gia và quốc tế.
Để công tác bảo vệ môi trường trong nhiệm kỳ XI được tiếp tục quan tâm hơn nữa, đáp ứng mong mỏi của nhân dân và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, trong Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cần phải dành số trang, số dòng thích hợp đánh giá đúng mức thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Bởi thời gian qua, hoạt động này đã góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội bền vững của đất nước.
Đồng thời trong Dự thảo Văn kiện cần tiếp tục khẳng định quan điểm, chủ trương của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của Việt Nam. Tuy nhiên trong Báo cáo cần thẳng thắn nhìn nhận, chỉ rõ những yếu kém, tồn tại của lĩnh vực bảo vệ môi trường thời gian qua nhất là công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu toàn văn Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X thấy, nội dung về công tác Bảo vệ môi trường chưa được khắc họa rõ nét, chưa phân tích đánh giá được thành tựu đạt được của công tác bảo vệ môi trường, những yếu kém, tồn tại, những khó khăn vướng mắc cần tập trung tháo gỡ, nguyên nhân và giải pháp để tiếp tục thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng về công tác bảo vệ môi trường…
Vấn đề môi trường không những mang tính kinh tế-xã hội mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, vì nó phản ánh ý thức, trách nhiệm, lối sống, đạo đức của con người với thiên nhiên và với mỗi con người cùng sinh sống phát triển và tồn tại.
Ngoài ra, môi trường còn mang tính cộng đồng, thông qua hoạt động môi trường tạo ra sự đồng thuận và tiếng nói chung trong lĩnh vực kính tế - chính trị - xã hội - ngoại giao, tạo ra sự liên kết, xích lại gần nhau giữa các quốc gia, dân tộc vì hòa bình vì cuộc sống trên hành tinh. Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo chặt chẽ của Chính phủ các Bộ ngành, địa phương đã có rất nhiều hoạt động và thành tựu to lớn, góp phần nâng tầm của Việt Nam trên trường quốc tế.
Về phương hướng, trong Dự thảo Báo cáo đã nêu khá đầy đủ những nội dung cơ bản, quan trọng trước mắt và lâu dài đối với công tác bảo vệ môi trường. Song phần định hướng giải pháp để thực hiện còn chưa rõ, chưa cụ thể, chưa có sức thuyết phục nhất là vấn đề nguồn lực để bảo vệ môi trường, giải pháp để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường còn chung chung.
Hiện nay các hoạt động kinh tế-xã hội đều quan tâm đến vấn đề môi trường, các tổ chức quốc tế và trong nước luôn dõi theo những quan điểm, định hướng, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề môi trường để quyết định đầu tư, hợp tác.
Do vậy trong phần phương hướng, Văn kiện Đại hội XI nên có những định hướng rõ nét hơn để tạo sự quan tâm, chú ý và sẵn sàng hợp tác đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời phương hướng cũng nên xác định trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Bộ, ngành địa phương trong việc xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường./.
Dự thảo Báo cáo đã đưa ra những yếu kém, tồn tại ở các mức độ và góc cạnh khác nhau với những nguyên nhân đưa ra có tính thuyết phục cao.
Ông Nguyễn Văn Phấn, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khẳng định sau mỗi kỳ Đại hội Đảng toàn quốc trước đây đã có nhiều Nghị quyết chuyên đề, trong đó có Nghị quyết về công tác bảo vệ môi trường.
Có thể khẳng định chắc chắn rằng, Đảng quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường rất sớm, thể hiện qua việc ngày 25/6/1998 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW về việc “Tăng cường công tác bảo vệ Môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.”
Đến tháng 11/2004, Bộ Chính trị khóa IX tiếp tục ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” với 5 quan điểm, 3 mục tiêu, 5 nhiệm vụ chung và 14 nhiệm vụ cụ thể về bảo vệ môi trường.
Đến ngày 21/1/2009 Ban Bí thư tiếp tục ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW về tiếp tục thực hiện nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.”
Như vậy, Đảng đã có định hướng chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, không những sớm mà còn kịp thời và phù hợp với xu thế, yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực và chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương đồng bộ tổ chức thực hiện nhiều chính sách mới về bảo vệ môi trường đã được ban hành kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý môi trường…
Hơn nữa, chúng ta đã có thời gian, kinh nghiệm, kết quả, thành tựu khá bền vững về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng chúng ta cũng còn nhiều yếu kém, tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong công tác chỉ đạo, điều hành công tác bảo vệ môi trường.
Nhiệm vụ bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được đòi hỏi của nhân dân, chưa đáp ứng kịp với tiến trình phát triển nhanh chóng của kinh tế-xã hội hiện nay. Chính vì vậy trong văn kiện Đại hội XI, cần thiết phải nghiêm túc đánh giá về lĩnh vực này đúng với vị trí nhiệm vụ bảo vệ môi trường là bảo vệ con người, bảo vệ sự phát triển bền vững của quốc gia và quốc tế.
Để công tác bảo vệ môi trường trong nhiệm kỳ XI được tiếp tục quan tâm hơn nữa, đáp ứng mong mỏi của nhân dân và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, trong Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cần phải dành số trang, số dòng thích hợp đánh giá đúng mức thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Bởi thời gian qua, hoạt động này đã góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội bền vững của đất nước.
Đồng thời trong Dự thảo Văn kiện cần tiếp tục khẳng định quan điểm, chủ trương của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của Việt Nam. Tuy nhiên trong Báo cáo cần thẳng thắn nhìn nhận, chỉ rõ những yếu kém, tồn tại của lĩnh vực bảo vệ môi trường thời gian qua nhất là công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu toàn văn Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X thấy, nội dung về công tác Bảo vệ môi trường chưa được khắc họa rõ nét, chưa phân tích đánh giá được thành tựu đạt được của công tác bảo vệ môi trường, những yếu kém, tồn tại, những khó khăn vướng mắc cần tập trung tháo gỡ, nguyên nhân và giải pháp để tiếp tục thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng về công tác bảo vệ môi trường…
Vấn đề môi trường không những mang tính kinh tế-xã hội mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, vì nó phản ánh ý thức, trách nhiệm, lối sống, đạo đức của con người với thiên nhiên và với mỗi con người cùng sinh sống phát triển và tồn tại.
Ngoài ra, môi trường còn mang tính cộng đồng, thông qua hoạt động môi trường tạo ra sự đồng thuận và tiếng nói chung trong lĩnh vực kính tế - chính trị - xã hội - ngoại giao, tạo ra sự liên kết, xích lại gần nhau giữa các quốc gia, dân tộc vì hòa bình vì cuộc sống trên hành tinh. Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo chặt chẽ của Chính phủ các Bộ ngành, địa phương đã có rất nhiều hoạt động và thành tựu to lớn, góp phần nâng tầm của Việt Nam trên trường quốc tế.
Về phương hướng, trong Dự thảo Báo cáo đã nêu khá đầy đủ những nội dung cơ bản, quan trọng trước mắt và lâu dài đối với công tác bảo vệ môi trường. Song phần định hướng giải pháp để thực hiện còn chưa rõ, chưa cụ thể, chưa có sức thuyết phục nhất là vấn đề nguồn lực để bảo vệ môi trường, giải pháp để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường còn chung chung.
Hiện nay các hoạt động kinh tế-xã hội đều quan tâm đến vấn đề môi trường, các tổ chức quốc tế và trong nước luôn dõi theo những quan điểm, định hướng, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề môi trường để quyết định đầu tư, hợp tác.
Do vậy trong phần phương hướng, Văn kiện Đại hội XI nên có những định hướng rõ nét hơn để tạo sự quan tâm, chú ý và sẵn sàng hợp tác đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời phương hướng cũng nên xác định trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Bộ, ngành địa phương trong việc xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)