Ngày 24/2, tại thành phố Ðà Lạt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Ðồng tổ chức “Hội thảo quốc gia chia sẻ kinh nghiệm áp dụng thực hành sản xuất tốt (VietGAP/GMPs) trong sản xuất kinh doanh rau an toàn.”
Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm áp dụng VietGAP/GMPs trong sản xuất kinh doanh bền vững rau an toàn tại Lâm Ðồng với các tỉnh thành khác trên cả nước.
Nhiều kiến nghị trong xây dựng chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển bền vững việc áp dụng VietGAP/GMPs quy mô toàn quốc, trong đó, các đại biểu tập trung thảo luận vấn đề tiêu thụ cho các sản phẩm, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sau gần 2 năm triển khai thực hiện, các mô hình thí điểm áp dụng VietGAP/GMPs trong sản xuất kinh doanh rau an toàn tại tỉnh Lâm Ðồng, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội bước đầu đã đạt được những kết quả như nâng cấp điều kiện sản xuất, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm được đảm bảo, đồng thời đáp ứng được trong toàn chuỗi sản xuất như thu hoạch, sơ chế, đóng gói đến phân phối.
Đại diện các trang trại mô hình thí điểm nêu lên những thuận lợi, cũng như khó khăn trong sản xuất VietGAP/GMPs như giá bán sản phẩm còn thấp do thị trường chưa phân biệt được sản phẩm rau an toàn với rau truyền thống.
Theo ông Nguyễn Hồng Phong - chủ trang trại Phong Thúy, thuộc huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, mặc dù đầu tư cao nhưng giá sản phẩm chưa cao với thị trường bên ngoài. Trong khi đó, nông dân chưa quen với việc thực hành đúng yêu cầu theo VietGAP, khả năng tiếp thị, quảng bá sản phẩm còn hạn chế.
Ông Trần Quang Chánh - Chủ nhiệm hợp tác xã Phước An (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng việc xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng VietGAP tại các mô hình thí điểm là rất cần thiết. Tuy nhiên, dự án cần quan tâm đến thị trường và chú ý đến nguồn nước trong sản xuất của các hộ nông dân cần được ổn định đảm bảo tiêu chuẩn.
Mặt khác, có ý kiến cho rằng cần phải quan tâm tới hiệu quả kinh tế đem lại cho người sản xuất nhằm tạo ra các giá trị cao hơn, mang lại lợi nhuận tốt hơn cho các thành phần tham gia trong chuỗi sản xuất sản phẩm./.
Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm áp dụng VietGAP/GMPs trong sản xuất kinh doanh bền vững rau an toàn tại Lâm Ðồng với các tỉnh thành khác trên cả nước.
Nhiều kiến nghị trong xây dựng chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển bền vững việc áp dụng VietGAP/GMPs quy mô toàn quốc, trong đó, các đại biểu tập trung thảo luận vấn đề tiêu thụ cho các sản phẩm, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sau gần 2 năm triển khai thực hiện, các mô hình thí điểm áp dụng VietGAP/GMPs trong sản xuất kinh doanh rau an toàn tại tỉnh Lâm Ðồng, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội bước đầu đã đạt được những kết quả như nâng cấp điều kiện sản xuất, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm được đảm bảo, đồng thời đáp ứng được trong toàn chuỗi sản xuất như thu hoạch, sơ chế, đóng gói đến phân phối.
Đại diện các trang trại mô hình thí điểm nêu lên những thuận lợi, cũng như khó khăn trong sản xuất VietGAP/GMPs như giá bán sản phẩm còn thấp do thị trường chưa phân biệt được sản phẩm rau an toàn với rau truyền thống.
Theo ông Nguyễn Hồng Phong - chủ trang trại Phong Thúy, thuộc huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, mặc dù đầu tư cao nhưng giá sản phẩm chưa cao với thị trường bên ngoài. Trong khi đó, nông dân chưa quen với việc thực hành đúng yêu cầu theo VietGAP, khả năng tiếp thị, quảng bá sản phẩm còn hạn chế.
Ông Trần Quang Chánh - Chủ nhiệm hợp tác xã Phước An (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng việc xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng VietGAP tại các mô hình thí điểm là rất cần thiết. Tuy nhiên, dự án cần quan tâm đến thị trường và chú ý đến nguồn nước trong sản xuất của các hộ nông dân cần được ổn định đảm bảo tiêu chuẩn.
Mặt khác, có ý kiến cho rằng cần phải quan tâm tới hiệu quả kinh tế đem lại cho người sản xuất nhằm tạo ra các giá trị cao hơn, mang lại lợi nhuận tốt hơn cho các thành phần tham gia trong chuỗi sản xuất sản phẩm./.
Đặng Tuấn (TTXVN/Vietnam+)