Ngày 20/12, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức hội thảo dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu, lưu trữ hồ sơ, chia sẻ và trao đổi thông tin, dữ liệu về kết quả kiểm tra, thanh tra môi trường trên phạm vi toàn quốc”.
Thạc sỹ Lương Duy Hanh, Phó Chánh Thanh tra phụ trách Thanh tra Tổng cục Môi trường cho biết: mục tiêu tổng quát của dự án nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu, lưu trữ hồ sơ, chia sẻ và trao đổi thông tin, dữ liệu về kết quả kiểm tra, thanh tra môi trường với dữ liệu được chuẩn hóa theo chuẩn quốc gia, được cập nhật thường xuyên, đồng bộ và thống nhất để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường trên phạm vi cả nước.
Dự án thực hiện việc xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu nghiệp vụ kiểm tra, thanh tra và xếp loại vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thử nghiệm trên địa bàn bốn tỉnh, thành phố thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh); năm tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông Nhuệ-Đáy (Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Hòa Bình.)
Cơ sở dữ liệu thanh tra môi trường có dữ liệu được chuẩn hóa theo chuẩn quốc gia và được cập nhật thường xuyên thông qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Môi trường, qua trang web: http://www.vea.gov.vn.
Dữ liệu này gồm các nội dung, xây dựng khung các lớp thông tin của hệ thống thông tin nghiệp vụ kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc. Các hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu đáp ứng được các yêu cầu của công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở các cấp từ Trung ương đến địa phương.
Hiện nay chúng ta đang thiếu vắng một kế hoạch tổng thể về ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm tra, thanh tra và xếp loại vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường và trong quản lý môi trường.
Công tác khai thác dữ liệu về quả kiểm tra, thanh tra và xếp loại vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường còn thủ công, chưa tự động hóa gây khó khăn cho việc xây dựng kế hoạch, theo dõi tình hình ô nhiễm, thống kê, báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường.
Các Bộ, ngành chia sẻ thông tin về lĩnh vực thanh tra môi trường còn khó khăn, dẫn đến chống chéo. Hơn nữa số lượng cơ sở lớn, do đó việc lưu trữ các hồ sơ, dữ liệu ngày càng phức tạp và rõ ràng chỉ có ứng dụng công nghệ thông tin thì mới quản lý hiệu quả./.
Thạc sỹ Lương Duy Hanh, Phó Chánh Thanh tra phụ trách Thanh tra Tổng cục Môi trường cho biết: mục tiêu tổng quát của dự án nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu, lưu trữ hồ sơ, chia sẻ và trao đổi thông tin, dữ liệu về kết quả kiểm tra, thanh tra môi trường với dữ liệu được chuẩn hóa theo chuẩn quốc gia, được cập nhật thường xuyên, đồng bộ và thống nhất để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường trên phạm vi cả nước.
Dự án thực hiện việc xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu nghiệp vụ kiểm tra, thanh tra và xếp loại vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thử nghiệm trên địa bàn bốn tỉnh, thành phố thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh); năm tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông Nhuệ-Đáy (Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Hòa Bình.)
Cơ sở dữ liệu thanh tra môi trường có dữ liệu được chuẩn hóa theo chuẩn quốc gia và được cập nhật thường xuyên thông qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Môi trường, qua trang web: http://www.vea.gov.vn.
Dữ liệu này gồm các nội dung, xây dựng khung các lớp thông tin của hệ thống thông tin nghiệp vụ kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc. Các hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu đáp ứng được các yêu cầu của công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở các cấp từ Trung ương đến địa phương.
Hiện nay chúng ta đang thiếu vắng một kế hoạch tổng thể về ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm tra, thanh tra và xếp loại vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường và trong quản lý môi trường.
Công tác khai thác dữ liệu về quả kiểm tra, thanh tra và xếp loại vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường còn thủ công, chưa tự động hóa gây khó khăn cho việc xây dựng kế hoạch, theo dõi tình hình ô nhiễm, thống kê, báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường.
Các Bộ, ngành chia sẻ thông tin về lĩnh vực thanh tra môi trường còn khó khăn, dẫn đến chống chéo. Hơn nữa số lượng cơ sở lớn, do đó việc lưu trữ các hồ sơ, dữ liệu ngày càng phức tạp và rõ ràng chỉ có ứng dụng công nghệ thông tin thì mới quản lý hiệu quả./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)