Trong cuộc đối thoại về tương lai của nền kinh tế Mỹ giai đoạn 2010-2012, ba chuyên gia kinh tế có uy tín hàng đầu ở Mỹ đã đưa ra chín cảnh báo có thể gây sốc cho các nhà đầu tư Mỹ và quốc tế.
Những dự báo này đã được đăng trên tạp chí "Thị trường và tiền tệ" (Mỹ) - đơn vị tổ chức cuộc đối thoại này.
Ba chuyên gia kinh tế này là Martin Weiss - Giám đốc Công ty Weiss Research, Richard Mogey - Giám đốc nghiên cứu của Foundation for the Study of Cycles, và Monty Agarwal hiện điều hành ba Quỹ Tín thác toàn cầu. Theo họ, trong ba năm tới, nền kinh tế số một thế giới sẽ phải đối mặt với những nguy cơ sau:
1 - Chứng khoán Mỹ sẽ suy giảm theo mô hình chữ chi. Dự báo này dựa trên thực trạng kinh tế Mỹ bị rơi vào tình trạng tài chính hỗn loạn tồi tệ nhất từ trước đến nay. Đây cũng là động lực đẩy giá vàng lên cao.
2 - Giá vàng sẽ tăng vọt, vượt quá 2.000 USD/ounce vào cuối năm 2011. Căn cứ vào phân tích chu kỳ của thị trường vàng thế giới từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20, các nhà kinh tế dự báo vàng sẽ tiếp tục đà tăng giá, sau khi đã tăng gấp 4 lần giá trị trong vài năm qua.
3 - Đồng USD bắt đầu giảm giá trong quý 3/2010 và sẽ chấm dứt vào đầu năm 2012. Nếu tính theo vàng, sức mua của đồng USD sẽ giảm một nửa tùy thuộc vào cường độ bán vàng trên toàn cầu tác động đến đồng tiền này.
4 - Hầu hết hàng hóa sẽ không đạt đỉnh cao mới về giá. Không giống như vàng, dầu mỏ sẽ không lập kỷ lục mới về giá do ít bị tác động bởi thảm họa tiền tệ mà phụ thuộc nhiều hơn vào nhu cầu công nghiệp và nhu cầu của người tiêu dùng.
5 - Kinh tế Mỹ sẽ rơi vào cuộc suy thoái mới trong năm 2011, thậm chí có thể nghiêm trọng hơn suy thoái năm 2009. Các số liệu chu kỳ về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và về mức tiêu dùng cho thấy kinh tế Mỹ có sự cải thiện đáng kể trong hai quý đầu của năm 2010 nhưng từ nửa sau năm 2010, tăng trưởng GDP bắt đầu giảm nhanh và sang đầu năm 2011 sẽ bắt đầu tăng trưởng âm. Thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất sẽ rơi vào quý 4/2012.
6 - Thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ vượt quá 2.000 tỷ USD vào năm 2012.
7 - Giá trái phiếu Mỹ sẽ giảm mạnh do thâm hụt ngân sách không thể được kiểm soát và đồng USD giảm giá. Nguy cơ lớn đối với nền kinh tế Mỹ là các nhà đầu tư sẽ bán ồ ạt đồng USD và những tài sản họ đang giữ, đặc biệt là các trái phiếu dài hạn. Điều này sẽ làm giảm mạnh giá trái phiếu kho bạc Mỹ.
8 - Năm 2012 sẽ là năm các thị trường tài chính rối loạn tối đa. Theo chu kỳ, đây sẽ là năm chứng kiến chu kỳ giảm tới đáy của đồng USD, của thị trường chứng khoán và tiêu dùng.
9 - Năm 2012 không chỉ là năm quyền lực chuyển từ Tây sang Đông mà còn chứng kiến sự chuyển dịch ồ ạt sự giàu có và thịnh vượng từ các quốc gia, các công ty, gia đình… đã giữ vai trò chi phối thế giới trong nhiều thập kỷ qua sang các đối tác mới được hình thành sau những biến động lớn.
Từ chín dự báo mang tính cảnh báo trên, các nhà kinh tế Mỹ khuyến cáo giới đầu tư thực hiện năm bước để tránh rủi ro. Đó là đa dạng hóa tất cả năm loại tài sản gồm chứng khoán, kim loại quý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, trái phiếu và tiền tệ; không quá tin tưởng vào các thị trường đang lên mà phải tận dụng khai thác các thị trường đang đi xuống; đa dạng hóa một cách năng động; tái cân bằng định kỳ các danh mục đầu tư và cuối cùng là bảo hiểm các rủi ro./.
Những dự báo này đã được đăng trên tạp chí "Thị trường và tiền tệ" (Mỹ) - đơn vị tổ chức cuộc đối thoại này.
Ba chuyên gia kinh tế này là Martin Weiss - Giám đốc Công ty Weiss Research, Richard Mogey - Giám đốc nghiên cứu của Foundation for the Study of Cycles, và Monty Agarwal hiện điều hành ba Quỹ Tín thác toàn cầu. Theo họ, trong ba năm tới, nền kinh tế số một thế giới sẽ phải đối mặt với những nguy cơ sau:
1 - Chứng khoán Mỹ sẽ suy giảm theo mô hình chữ chi. Dự báo này dựa trên thực trạng kinh tế Mỹ bị rơi vào tình trạng tài chính hỗn loạn tồi tệ nhất từ trước đến nay. Đây cũng là động lực đẩy giá vàng lên cao.
2 - Giá vàng sẽ tăng vọt, vượt quá 2.000 USD/ounce vào cuối năm 2011. Căn cứ vào phân tích chu kỳ của thị trường vàng thế giới từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20, các nhà kinh tế dự báo vàng sẽ tiếp tục đà tăng giá, sau khi đã tăng gấp 4 lần giá trị trong vài năm qua.
3 - Đồng USD bắt đầu giảm giá trong quý 3/2010 và sẽ chấm dứt vào đầu năm 2012. Nếu tính theo vàng, sức mua của đồng USD sẽ giảm một nửa tùy thuộc vào cường độ bán vàng trên toàn cầu tác động đến đồng tiền này.
4 - Hầu hết hàng hóa sẽ không đạt đỉnh cao mới về giá. Không giống như vàng, dầu mỏ sẽ không lập kỷ lục mới về giá do ít bị tác động bởi thảm họa tiền tệ mà phụ thuộc nhiều hơn vào nhu cầu công nghiệp và nhu cầu của người tiêu dùng.
5 - Kinh tế Mỹ sẽ rơi vào cuộc suy thoái mới trong năm 2011, thậm chí có thể nghiêm trọng hơn suy thoái năm 2009. Các số liệu chu kỳ về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và về mức tiêu dùng cho thấy kinh tế Mỹ có sự cải thiện đáng kể trong hai quý đầu của năm 2010 nhưng từ nửa sau năm 2010, tăng trưởng GDP bắt đầu giảm nhanh và sang đầu năm 2011 sẽ bắt đầu tăng trưởng âm. Thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất sẽ rơi vào quý 4/2012.
6 - Thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ vượt quá 2.000 tỷ USD vào năm 2012.
7 - Giá trái phiếu Mỹ sẽ giảm mạnh do thâm hụt ngân sách không thể được kiểm soát và đồng USD giảm giá. Nguy cơ lớn đối với nền kinh tế Mỹ là các nhà đầu tư sẽ bán ồ ạt đồng USD và những tài sản họ đang giữ, đặc biệt là các trái phiếu dài hạn. Điều này sẽ làm giảm mạnh giá trái phiếu kho bạc Mỹ.
8 - Năm 2012 sẽ là năm các thị trường tài chính rối loạn tối đa. Theo chu kỳ, đây sẽ là năm chứng kiến chu kỳ giảm tới đáy của đồng USD, của thị trường chứng khoán và tiêu dùng.
9 - Năm 2012 không chỉ là năm quyền lực chuyển từ Tây sang Đông mà còn chứng kiến sự chuyển dịch ồ ạt sự giàu có và thịnh vượng từ các quốc gia, các công ty, gia đình… đã giữ vai trò chi phối thế giới trong nhiều thập kỷ qua sang các đối tác mới được hình thành sau những biến động lớn.
Từ chín dự báo mang tính cảnh báo trên, các nhà kinh tế Mỹ khuyến cáo giới đầu tư thực hiện năm bước để tránh rủi ro. Đó là đa dạng hóa tất cả năm loại tài sản gồm chứng khoán, kim loại quý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, trái phiếu và tiền tệ; không quá tin tưởng vào các thị trường đang lên mà phải tận dụng khai thác các thị trường đang đi xuống; đa dạng hóa một cách năng động; tái cân bằng định kỳ các danh mục đầu tư và cuối cùng là bảo hiểm các rủi ro./.
(TTXVN/Vietnam+)