Tối 16/2, Chính phủ Anh đã vượt qua sự phản đối quyết liệt của một số nghị sỹ đối với dự luật cho phép tổ chức trưng cầu ý dân về thay đổi chế độ bầu cử quốc hội, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 5/5 tới.
Trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 5/2010, đảng Bảo thủ trung hữu giành số phiếu cao nhất, nhưng không hội đủ đa số quá bán tối thiểu để tự đứng ra thành lập chính phủ.
Đảng Dân chủ Tự do theo đường lối trung dung về thứ ba đã đồng ý tham gia chính phủ liên hiệp với đảng Bảo thủ với điều kiện chính phủ mới phải tổ chức trưng cầu ý dân về thay đổi chế độ bầu cử quốc hội hiện nay.
Hai đảng này cho đến nay vẫn bất đồng sâu sắc về nội dung cải cách chế độ bầu cử.
Đảng Bảo thủ của Thủ tướng David Cameron muốn duy trì chế độ "đa số tương đối," theo đó, ứng cử viên giành nhiều phiếu nhất ở khu vực bầu cử của mình sẽ trở thành người trúng cử, cho dù số phiếu họ nhận được không đủ quá bán.
Đảng Dân chủ Tự do ủng hộ việc chuyển sang chế độ "lá phiếu lựa chọn" (AV), cho phép cử tri đánh dấu ứng cử viên theo thứ tự mà họ ưu tiên. Kết quả được phân định bằng việc đếm số phiếu của các ứng cử viên theo thứ tự ưu tiên.
Theo người đứng đầu đảng Dân chủ Tự do là Phó Thủ tướng Nick Clegg, sự thay đổi này là bước ngoặt quan trọng để khôi phục lòng tin vào hệ thống chính trị của Anh và làm cho chế độ dân chủ ở nước này công bằng hơn.
Ông nhấn mạnh thông qua cuộc trưng cầu ý dân, cử tri Anh lần đầu tiên được đóng góp ý kiến đối với chế độ bầu chọn nghị sỹ.
Theo các nhà quan sát, với những bất đồng nói trên, ông Cameron và ông Clegg sẽ phải vận động theo hai hướng trái ngược nhau trước ngày tiến hành trưng cầu ý dân.
Thượng viện sẽ thông qua đạo luật liên quan trưng cầu ý dân về thay đổi chế độ bầu cử quốc hội trong ngày 17/2 để sự kiện này được diễn ra đúng kế hoạch./.
Trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 5/2010, đảng Bảo thủ trung hữu giành số phiếu cao nhất, nhưng không hội đủ đa số quá bán tối thiểu để tự đứng ra thành lập chính phủ.
Đảng Dân chủ Tự do theo đường lối trung dung về thứ ba đã đồng ý tham gia chính phủ liên hiệp với đảng Bảo thủ với điều kiện chính phủ mới phải tổ chức trưng cầu ý dân về thay đổi chế độ bầu cử quốc hội hiện nay.
Hai đảng này cho đến nay vẫn bất đồng sâu sắc về nội dung cải cách chế độ bầu cử.
Đảng Bảo thủ của Thủ tướng David Cameron muốn duy trì chế độ "đa số tương đối," theo đó, ứng cử viên giành nhiều phiếu nhất ở khu vực bầu cử của mình sẽ trở thành người trúng cử, cho dù số phiếu họ nhận được không đủ quá bán.
Đảng Dân chủ Tự do ủng hộ việc chuyển sang chế độ "lá phiếu lựa chọn" (AV), cho phép cử tri đánh dấu ứng cử viên theo thứ tự mà họ ưu tiên. Kết quả được phân định bằng việc đếm số phiếu của các ứng cử viên theo thứ tự ưu tiên.
Theo người đứng đầu đảng Dân chủ Tự do là Phó Thủ tướng Nick Clegg, sự thay đổi này là bước ngoặt quan trọng để khôi phục lòng tin vào hệ thống chính trị của Anh và làm cho chế độ dân chủ ở nước này công bằng hơn.
Ông nhấn mạnh thông qua cuộc trưng cầu ý dân, cử tri Anh lần đầu tiên được đóng góp ý kiến đối với chế độ bầu chọn nghị sỹ.
Theo các nhà quan sát, với những bất đồng nói trên, ông Cameron và ông Clegg sẽ phải vận động theo hai hướng trái ngược nhau trước ngày tiến hành trưng cầu ý dân.
Thượng viện sẽ thông qua đạo luật liên quan trưng cầu ý dân về thay đổi chế độ bầu cử quốc hội trong ngày 17/2 để sự kiện này được diễn ra đúng kế hoạch./.
(TTXVN/Vietnam+)