Ngày 12/10, dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, Việt Nam và Ấn Độ đã ký kết các văn kiện hợp tác giữa chính phủ hai nước.
Các văn kiện được ký kết gồm: Hiệp định dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Ấn Độ; Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ấn Độ về Năm Hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ; Chương trình hành động 2011-2013 giữa Hội đồng Nghiên cứu nông nghiệp của nước Cộng hòa Ấn Độ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về nghiên cứu và giáo dục trong lĩnh vực nông nghiệp;
Thỏa thuận hợp tác giữa Petrovietnam và Ongc Videsh Limited về dầu khí; Nghị định thư về hợp tác văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng Quan hệ văn hóa nước Cộng hòa Ấn Độ; Chương trình trao đổi văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa Ấn Độ giai đoạn 2011-2014.
Tiếp đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả cuộc hội đàm chính thức giữa Chủ tịch nước và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.
Chủ tịch nước khẳng định trong cuộc hội đàm, lãnh đạo hai nước đã thông báo về tình hình của mỗi nước trong thời gian gần đây cũng như tình hình quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên bày tỏ vui mừng về những kết quả đạt được trong quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống nhiều mặt và đối tác chiến lược, đưa mối quan hệ này ngày càng phát triển vì lợi ích của hai nước.
Hai bên đánh giá cao kết quả kỳ họp Ủy ban Hỗn hợp lần thứ 14 về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học-công nghệ, Tham khảo Chính trị lần thứ 5 và Đối thoại Chiến lược lần thứ 2 vừa được tổ chức trong thời gian qua. Hai bên phấn đấu đạt mục tiêu tăng tổng kim ngạch thương mại song phương lên 7 tỷ USD vào năm 2015 và Việt Nam khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam.
Bên cạnh mối quan hệ chính trị tốt đẹp sẵn có giữa hai nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã nhất trí tăng cường và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có nhiều tiềm năng như kinh tế, thương mại và đầu tư, tài chính, khoa học và công nghệ. Ngoài ra, hai bên cũng thống nhất củng cố hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng và an ninh.
Việt Nam và Ấn Độ cũng nêu ra những vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã nhất trí tăng cường hợp tác hơn nữa trong các diễn đàn khu vực và quốc tế như diễn đàn ASEAN-Ấn Độ, sông Hằng-sông Mekong, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)...
Hai bên cũng khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định và đảm bảo an toàn, an ninh và tự do hàng hải tại Biển Đông.
Chủ tịch nước và Thủ tướng Ấn Độ nhất trí cho rằng các tranh chấp ở Biển Đông cần được các bên giải quyết thông qua đàm phán hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) và thực hiện nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Chủ tịch Hạ viện Ấn Meira Kumar, Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Antony, lãnh đạo Đảng Quốc đại, Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI), Đảng Cộng sản Marxist Ấn Độ (CPI-M), lãnh tụ đảng đối lập tại Quốc hội … đến chào.
Tại buổi tiếp Chủ tịch Hạ viện Meira Kumar, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng đến thăm đất nước Ấn Độ và được tận mắt chứng kiến những thành tựu quan trọng mà nhân dân Ấn Độ đã giành được trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Hai bên bày tỏ hài lòng về những bước phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, được xây dựng trên nền tảng quan hệ nồng ấm giữa cố Thủ tướng Jawaharlal Neru và Chủ tịch Hồ Chí Minh, được các thế hệ tiếp sau dày công vun đắp, đã trở thành tài sản quý giá của hai dân tộc.
Hai bên nhất trí cho rằng mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ ngày càng được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cả về chiều rộng và chiều sâu. Hai bên thống nhất cần tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt khuyến khích sự giao lưu giữa các bộ, ngành, địa phương và các đoàn thể quần chúng nhân dân.
Chủ tịch Hạ viện Meira Kumar khẳng định hợp tác và củng cố quan hệ tốt đẹp với Việt Nam là chính sách chung của toàn thể các đảng phái tại Quốc hội Ấn Độ. Chủ tịch Hạ viện Meira Kumar bày tỏ cảm ơn sự ủng hộ của Quốc hội Việt Nam trong việc Ấn Độ vừa được kết nạp làm Quan sát viên tại Đại hội đồng liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 31 (AIPA-31) diễn ra tại Hà Nội tháng 9/2010.
Chủ tịch Hạ viện Meira Kumar nhấn mạnh Việt Nam là trụ cột trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ và khẳng định sẽ cùng các nghị sỹ Ấn Độ củng cố quan hệ tốt đẹp sẵn có giữa hai nước nói chung và quan hệ giữa hai Quốc hội nói riêng.
Tại buổi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao vai trò của Ấn Độ đối với an ninh khu vực, hoan nghênh việc Ấn Độ tham gia tích cực vào việc bảo vệ hòa bình, ổn định trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Chủ tịch nước cũng đánh giá cao kết quả hợp tác trong thời gian qua giữa Bộ Quốc phòng hai nước, bày tỏ cảm ơn sự giúp đỡ to lớn của Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã dành cho Bộ Quốc phòng Việt Nam từ trước đến nay, coi đây là biểu hiện sinh động của quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân và quan đội hai nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong đào tạo nhân lực, tăng cường năng lực và hiện đại hóa lực lượng quốc phòng của Việt Nam, nhất là trong các lực lượng hải quân và không quân. Bộ trưởng cũng nhất trí cho rằng hai bên cần tiếp tục duy trì đối thoại chiến lược về quốc phòng, tăng cường trao đổi các đoàn và thực hiện tốt các thỏa thuận hợp tác đã ký vì mục tiêu xây dựng hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Trước đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân đã đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm lãnh tụ Mahatma Gandhi. Chủ tịch nước đã ghi dòng lưu niệm: "Mahatma Gandhi, người cha của dân tộc Ấn Độ vĩ đại và người anh hùng kiệt xuất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trên thế giới, là biểu tượng trường tồn của tư tưởng hòa bình, tiến bộ và phi bạo lực. Sự nghiệp và tư tưởng của Người sống mãi với nhân dân Ấn Độ, nhân dân Việt Nam cũng như nhân loại trên toàn thế giới”./.
Các văn kiện được ký kết gồm: Hiệp định dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Ấn Độ; Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ấn Độ về Năm Hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ; Chương trình hành động 2011-2013 giữa Hội đồng Nghiên cứu nông nghiệp của nước Cộng hòa Ấn Độ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về nghiên cứu và giáo dục trong lĩnh vực nông nghiệp;
Thỏa thuận hợp tác giữa Petrovietnam và Ongc Videsh Limited về dầu khí; Nghị định thư về hợp tác văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng Quan hệ văn hóa nước Cộng hòa Ấn Độ; Chương trình trao đổi văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa Ấn Độ giai đoạn 2011-2014.
Tiếp đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả cuộc hội đàm chính thức giữa Chủ tịch nước và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.
Chủ tịch nước khẳng định trong cuộc hội đàm, lãnh đạo hai nước đã thông báo về tình hình của mỗi nước trong thời gian gần đây cũng như tình hình quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên bày tỏ vui mừng về những kết quả đạt được trong quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống nhiều mặt và đối tác chiến lược, đưa mối quan hệ này ngày càng phát triển vì lợi ích của hai nước.
Hai bên đánh giá cao kết quả kỳ họp Ủy ban Hỗn hợp lần thứ 14 về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học-công nghệ, Tham khảo Chính trị lần thứ 5 và Đối thoại Chiến lược lần thứ 2 vừa được tổ chức trong thời gian qua. Hai bên phấn đấu đạt mục tiêu tăng tổng kim ngạch thương mại song phương lên 7 tỷ USD vào năm 2015 và Việt Nam khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam.
Bên cạnh mối quan hệ chính trị tốt đẹp sẵn có giữa hai nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã nhất trí tăng cường và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có nhiều tiềm năng như kinh tế, thương mại và đầu tư, tài chính, khoa học và công nghệ. Ngoài ra, hai bên cũng thống nhất củng cố hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng và an ninh.
Việt Nam và Ấn Độ cũng nêu ra những vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã nhất trí tăng cường hợp tác hơn nữa trong các diễn đàn khu vực và quốc tế như diễn đàn ASEAN-Ấn Độ, sông Hằng-sông Mekong, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)...
Hai bên cũng khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định và đảm bảo an toàn, an ninh và tự do hàng hải tại Biển Đông.
Chủ tịch nước và Thủ tướng Ấn Độ nhất trí cho rằng các tranh chấp ở Biển Đông cần được các bên giải quyết thông qua đàm phán hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) và thực hiện nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Chủ tịch Hạ viện Ấn Meira Kumar, Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Antony, lãnh đạo Đảng Quốc đại, Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI), Đảng Cộng sản Marxist Ấn Độ (CPI-M), lãnh tụ đảng đối lập tại Quốc hội … đến chào.
Tại buổi tiếp Chủ tịch Hạ viện Meira Kumar, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng đến thăm đất nước Ấn Độ và được tận mắt chứng kiến những thành tựu quan trọng mà nhân dân Ấn Độ đã giành được trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Hai bên bày tỏ hài lòng về những bước phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, được xây dựng trên nền tảng quan hệ nồng ấm giữa cố Thủ tướng Jawaharlal Neru và Chủ tịch Hồ Chí Minh, được các thế hệ tiếp sau dày công vun đắp, đã trở thành tài sản quý giá của hai dân tộc.
Hai bên nhất trí cho rằng mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ ngày càng được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cả về chiều rộng và chiều sâu. Hai bên thống nhất cần tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt khuyến khích sự giao lưu giữa các bộ, ngành, địa phương và các đoàn thể quần chúng nhân dân.
Chủ tịch Hạ viện Meira Kumar khẳng định hợp tác và củng cố quan hệ tốt đẹp với Việt Nam là chính sách chung của toàn thể các đảng phái tại Quốc hội Ấn Độ. Chủ tịch Hạ viện Meira Kumar bày tỏ cảm ơn sự ủng hộ của Quốc hội Việt Nam trong việc Ấn Độ vừa được kết nạp làm Quan sát viên tại Đại hội đồng liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 31 (AIPA-31) diễn ra tại Hà Nội tháng 9/2010.
Chủ tịch Hạ viện Meira Kumar nhấn mạnh Việt Nam là trụ cột trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ và khẳng định sẽ cùng các nghị sỹ Ấn Độ củng cố quan hệ tốt đẹp sẵn có giữa hai nước nói chung và quan hệ giữa hai Quốc hội nói riêng.
Tại buổi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao vai trò của Ấn Độ đối với an ninh khu vực, hoan nghênh việc Ấn Độ tham gia tích cực vào việc bảo vệ hòa bình, ổn định trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Chủ tịch nước cũng đánh giá cao kết quả hợp tác trong thời gian qua giữa Bộ Quốc phòng hai nước, bày tỏ cảm ơn sự giúp đỡ to lớn của Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã dành cho Bộ Quốc phòng Việt Nam từ trước đến nay, coi đây là biểu hiện sinh động của quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân và quan đội hai nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong đào tạo nhân lực, tăng cường năng lực và hiện đại hóa lực lượng quốc phòng của Việt Nam, nhất là trong các lực lượng hải quân và không quân. Bộ trưởng cũng nhất trí cho rằng hai bên cần tiếp tục duy trì đối thoại chiến lược về quốc phòng, tăng cường trao đổi các đoàn và thực hiện tốt các thỏa thuận hợp tác đã ký vì mục tiêu xây dựng hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Trước đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân đã đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm lãnh tụ Mahatma Gandhi. Chủ tịch nước đã ghi dòng lưu niệm: "Mahatma Gandhi, người cha của dân tộc Ấn Độ vĩ đại và người anh hùng kiệt xuất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trên thế giới, là biểu tượng trường tồn của tư tưởng hòa bình, tiến bộ và phi bạo lực. Sự nghiệp và tư tưởng của Người sống mãi với nhân dân Ấn Độ, nhân dân Việt Nam cũng như nhân loại trên toàn thế giới”./.
(TTXVN/Vietnam+)