Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Phó Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đề nghị năm 2011, Văn phòng Ban Chỉ đạo tiếp tục nâng cao chất lượng tham mưu, chủ động tham gia đề xuất các giải pháp về phòng, chống tham nhũng, nhất là tham gia đề xuất hoàn thiện cơ chế phòng ngừa tham nhũng.
Ngày 24/1, phát biểu chỉ đạo hội nghị triển khai công tác năm 2011 của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đánh giá cao những kết quả mà Văn phòng Ban Chỉ đạo đã đạt được trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2010, Phó Thủ tướng cho rằng những kết quả đạt được đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao vai trò và vị thế của Văn phòng Ban Chỉ đạo.
Đồng tình với các nhiệm vụ mà Văn phòng Ban Chỉ đạo đề ra cho năm 2011, Phó Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Ban Chỉ đạo đôn đốc, theo dõi sát diễn biến của các vụ án tham nhũng, nhất là các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp để đề xuất các biện pháp xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, đúng người, đúng tội.
Văn phòng Ban Chỉ đạo cần hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương xây dựng và thực hiện chương trình công tác về phòng, chống tham nhũng trong năm 2011; phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng.
Văn phòng Ban Chỉ đạo đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong năm 2011, trước tiên là nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo triển khai nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng năm 2011 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và kết luận của Thường trực Ban Bí thư tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng.
Văn phòng Ban Chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh việc xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp; báo cáo khảo sát một số vụ án tham nhũng và kiến nghị biện pháp xử lý các vụ án tham nhũng nghiêm minh, đúng pháp luật; phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa và cơ chế chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; phối hợp thực hiện việc khen thưởng bảo vệ người tố cáo, dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng.
Các nhiệm vụ khác trong năm 2011 là tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng; tham gia đánh giá việc thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng và Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.
Năm 2010, Văn phòng Ban Chỉ đạo đã hoàn thành nhiệm vụ được giao với chất lượng và hiệu quả tham mưu ngày càng cao. Nổi bật là đã tập trung tham mưu cho Ban Chỉ đạo giúp Ban Bí thư đánh giá, tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng trong nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng; tham gia vào công tác chuẩn bị đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng XI; đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền; biểu dương các cá nhân có thành tích trong phòng, chống tham nhũng.
Năm qua, Văn phòng Ban Chỉ đạo đã tham mưu, đề xuất đưa 27 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp vào diện cần theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo (trong đó Ban Chỉ đạo chỉ đạo 13 vụ, Văn phòng Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc 14 vụ).
Hiện trong 13 vụ án Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã có 1 vụ xét xử phúc thẩm, 1 vụ xét xử sơ thẩm, 2 vụ tòa án thụ lý, 7 vụ đang điều tra và điều tra bổ sung, 2 vụ đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra.
Đối với 14 vụ án Ban Chỉ đạo giao Văn phòng Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc, đến nay đã có 2 vụ xét xử phúc thẩm, 2 vụ xét xử sơ thẩm, 1 vụ tòa án thụ lý, 3 vụ Viện kiểm sát truy tố, 6 vụ cơ quan điều tra đang điều tra bổ sung./.
Ngày 24/1, phát biểu chỉ đạo hội nghị triển khai công tác năm 2011 của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đánh giá cao những kết quả mà Văn phòng Ban Chỉ đạo đã đạt được trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2010, Phó Thủ tướng cho rằng những kết quả đạt được đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao vai trò và vị thế của Văn phòng Ban Chỉ đạo.
Đồng tình với các nhiệm vụ mà Văn phòng Ban Chỉ đạo đề ra cho năm 2011, Phó Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Ban Chỉ đạo đôn đốc, theo dõi sát diễn biến của các vụ án tham nhũng, nhất là các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp để đề xuất các biện pháp xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, đúng người, đúng tội.
Văn phòng Ban Chỉ đạo cần hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương xây dựng và thực hiện chương trình công tác về phòng, chống tham nhũng trong năm 2011; phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng.
Văn phòng Ban Chỉ đạo đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong năm 2011, trước tiên là nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo triển khai nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng năm 2011 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và kết luận của Thường trực Ban Bí thư tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng.
Văn phòng Ban Chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh việc xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp; báo cáo khảo sát một số vụ án tham nhũng và kiến nghị biện pháp xử lý các vụ án tham nhũng nghiêm minh, đúng pháp luật; phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa và cơ chế chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; phối hợp thực hiện việc khen thưởng bảo vệ người tố cáo, dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng.
Các nhiệm vụ khác trong năm 2011 là tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng; tham gia đánh giá việc thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng và Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.
Năm 2010, Văn phòng Ban Chỉ đạo đã hoàn thành nhiệm vụ được giao với chất lượng và hiệu quả tham mưu ngày càng cao. Nổi bật là đã tập trung tham mưu cho Ban Chỉ đạo giúp Ban Bí thư đánh giá, tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng trong nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng; tham gia vào công tác chuẩn bị đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng XI; đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền; biểu dương các cá nhân có thành tích trong phòng, chống tham nhũng.
Năm qua, Văn phòng Ban Chỉ đạo đã tham mưu, đề xuất đưa 27 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp vào diện cần theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo (trong đó Ban Chỉ đạo chỉ đạo 13 vụ, Văn phòng Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc 14 vụ).
Hiện trong 13 vụ án Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã có 1 vụ xét xử phúc thẩm, 1 vụ xét xử sơ thẩm, 2 vụ tòa án thụ lý, 7 vụ đang điều tra và điều tra bổ sung, 2 vụ đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra.
Đối với 14 vụ án Ban Chỉ đạo giao Văn phòng Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc, đến nay đã có 2 vụ xét xử phúc thẩm, 2 vụ xét xử sơ thẩm, 1 vụ tòa án thụ lý, 3 vụ Viện kiểm sát truy tố, 6 vụ cơ quan điều tra đang điều tra bổ sung./.
Minh Thư (TTXVN/Vietnam+)