Hiện nay, tỉnh Đồng Nai đang bước vào thời kỳ cao điểm của mùa khô hanh nên nhiều nguy cơ xảy ra cháy rừng, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có chỉ thị yêu cầu các các đơn vị tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy rừng, thường xuyên kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai yêu cầu các đơn vị xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Đảng, chính quyền các ngành chức năng và nhân dân các địa phương, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy rừng mùa hanh khô và dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013.
Các địa phương, đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã triển khai tập trung thực hiện nhiều giải pháp như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về phòng cháy chữa cháy rừng, kỹ thuật phòng cháy chữa cháy rừng đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn quản lý, nhất là các vùng có nguy cơ cháy rừng cao.
Bên cạnh đó, các ngành liên quan và địa phương đã tiến hành gia cố hệ thống chòi canh lửa, trang bị hệ thống truyền thông, thông tin nhanh từ các điểm trực chữa cháy về Ban chỉ huy trung tâm.
Khi xảy ra cháy rừng phải huy động nhanh lực lượng chữa cháy tại chỗ để xử lý, dập tắt đám cháy. Trong trường hợp xảy ra cháy lớn mà lực lượng tại chỗ không thể dập tắt được đám cháy thì đơn vị phải báo cáo với Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng cấp trên để kịp thời tăng cường phương tiện, lực lượng hỗ trợ tham gia chữa cháy.
Ngoài ra, việc rà soát, củng cố, xây dựng thêm các điểm chứa nước cố định và điểm chứa nước tạm thời tại những nơi phù hợp, kiểm tra việc tích trữ nguồn nước tại các điểm chứa nước để phục vụ cho công tác chữa cháy rừng là hết sức cấp thiết.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, năm 2012, Đồng Nai là một trong những tỉnh giữ và bảo vệ rừng khá tốt.
Để đạt được kết quả trên là do tỉnh đã tiến hành đóng cửa rừng, đẩy mạnh công tác kiểm tra, quản lý các khu vực có rừng khá nghiêm ngặt.
Đến nay, tỷ lệ che phủ rừng ở Đồng Nai vẫn được giữ nguyên mức gần 30%.
Cũng trong thời gian này, theo Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh, do thời tiết nắng nóng kéo dài nên gần 70.000ha rừng phòng hộ Dầu Tiếng, rừng đặc dụng Núi Bà, rừng bảo vệ biên giới tại các huyện biên giới của tỉnh đều nằm trong trạng thái rừng cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm, nếu cháy rừng xảy ra, hầu hết các kiểu rừng đều dễ bắt lửa với tốc độ lây lan rất nhanh.
Nhằm tránh thiệt hại đến mức thấp nhất do cháy rừng xảy ra, Ban Chỉ đạo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tây Ninh yêu cầu các huyện, thị xã có rừng và các đơn vị chủ rừng khẩn trương rà soát và thực hiện tốt các phương án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương, đơn vị mình quản lý. Trong đó, đặc biệt chú ý các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy cao như khu vực giáp biên giới Campuchia, khu vực đầu nguồn sông Sài Gòn giáp tỉnh Bình phước, các tiều khu rừng giáp đất rẫy, khu vực gần dân cư, nơi có đồng bào dân tộc sinh sống gần rừng.
Các đơn vị khẩn trương hoàn thành dứt điểm công tác chăm sóc phòng cháy rừng trồng, làm đường băng cản lửa, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, đáp ứng được nhu cầu phòng cháy, chữa cháy tại chỗ, sẵn sàng dập tắt kịp thời các đám cháy, ngăn chặn lây lan ra diện rộng.
Trong thời gian cao điểm, tỉnh nghiêm cấm các trường hợp đốt rừng làm nương rẫy, sử dụng lửa bừa bãi ở những khu vực gần rừng; thành lập thêm các trạm, chốt bảo vệ rừng, trực thường xuyên 24/24 giờ tại các cửa, đường vào rừng; tiếp nhận, xử lý nhanh thông tin về cháy rừng để kịp thời huy động lực lượng, phương tiện dụng cụ tại chỗ để kịp thời ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra./.
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai yêu cầu các đơn vị xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Đảng, chính quyền các ngành chức năng và nhân dân các địa phương, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy rừng mùa hanh khô và dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013.
Các địa phương, đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã triển khai tập trung thực hiện nhiều giải pháp như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về phòng cháy chữa cháy rừng, kỹ thuật phòng cháy chữa cháy rừng đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn quản lý, nhất là các vùng có nguy cơ cháy rừng cao.
Bên cạnh đó, các ngành liên quan và địa phương đã tiến hành gia cố hệ thống chòi canh lửa, trang bị hệ thống truyền thông, thông tin nhanh từ các điểm trực chữa cháy về Ban chỉ huy trung tâm.
Khi xảy ra cháy rừng phải huy động nhanh lực lượng chữa cháy tại chỗ để xử lý, dập tắt đám cháy. Trong trường hợp xảy ra cháy lớn mà lực lượng tại chỗ không thể dập tắt được đám cháy thì đơn vị phải báo cáo với Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng cấp trên để kịp thời tăng cường phương tiện, lực lượng hỗ trợ tham gia chữa cháy.
Ngoài ra, việc rà soát, củng cố, xây dựng thêm các điểm chứa nước cố định và điểm chứa nước tạm thời tại những nơi phù hợp, kiểm tra việc tích trữ nguồn nước tại các điểm chứa nước để phục vụ cho công tác chữa cháy rừng là hết sức cấp thiết.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, năm 2012, Đồng Nai là một trong những tỉnh giữ và bảo vệ rừng khá tốt.
Để đạt được kết quả trên là do tỉnh đã tiến hành đóng cửa rừng, đẩy mạnh công tác kiểm tra, quản lý các khu vực có rừng khá nghiêm ngặt.
Đến nay, tỷ lệ che phủ rừng ở Đồng Nai vẫn được giữ nguyên mức gần 30%.
Cũng trong thời gian này, theo Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh, do thời tiết nắng nóng kéo dài nên gần 70.000ha rừng phòng hộ Dầu Tiếng, rừng đặc dụng Núi Bà, rừng bảo vệ biên giới tại các huyện biên giới của tỉnh đều nằm trong trạng thái rừng cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm, nếu cháy rừng xảy ra, hầu hết các kiểu rừng đều dễ bắt lửa với tốc độ lây lan rất nhanh.
Nhằm tránh thiệt hại đến mức thấp nhất do cháy rừng xảy ra, Ban Chỉ đạo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tây Ninh yêu cầu các huyện, thị xã có rừng và các đơn vị chủ rừng khẩn trương rà soát và thực hiện tốt các phương án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương, đơn vị mình quản lý. Trong đó, đặc biệt chú ý các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy cao như khu vực giáp biên giới Campuchia, khu vực đầu nguồn sông Sài Gòn giáp tỉnh Bình phước, các tiều khu rừng giáp đất rẫy, khu vực gần dân cư, nơi có đồng bào dân tộc sinh sống gần rừng.
Các đơn vị khẩn trương hoàn thành dứt điểm công tác chăm sóc phòng cháy rừng trồng, làm đường băng cản lửa, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, đáp ứng được nhu cầu phòng cháy, chữa cháy tại chỗ, sẵn sàng dập tắt kịp thời các đám cháy, ngăn chặn lây lan ra diện rộng.
Trong thời gian cao điểm, tỉnh nghiêm cấm các trường hợp đốt rừng làm nương rẫy, sử dụng lửa bừa bãi ở những khu vực gần rừng; thành lập thêm các trạm, chốt bảo vệ rừng, trực thường xuyên 24/24 giờ tại các cửa, đường vào rừng; tiếp nhận, xử lý nhanh thông tin về cháy rừng để kịp thời huy động lực lượng, phương tiện dụng cụ tại chỗ để kịp thời ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra./.
Lê Hiền-Lê Đức Hoảnh (TTXVN)