Một chú người máy có khả năng vẽ lại tương đối giống những đồ vật khác trong chỉ ba phút đã gây sự thích thú với đám đông khán giả tại hội chợ công nghệ lớn nhất thế giới CeBIT hôm 7/3.
Chú robot trên do công ty Đức Fraunhofer Institute sáng chế, có khả năng vẽ một bức tranh trắng đen dựa vào đồ vật mẫu bằng cách tính toán những nét tương phản và đường viền bằng máy tính trong đầu, sau đó phác họa lại những thứ chú “nhìn thấy”.
Tuy nhiên, nếu so với một họa sĩ thật thì chú robot này chỉ quá chú trọng vào các chi tiết, có thể khiến một số người được vẽ cảm thấy không vui.
“Đã có một vài người bỏ đi trong trạng thái thất vọng,” cô Karin Stein, một người nghiên cứu thuộc dự án trên thừa nhận.“
Ví dụ như bạn có một đôi môi nhỏ, máy tính sẽ tự khắc vẽ một chiếc môi nhỏ. Sẽ hầu như không có đường viền hay gì cả, tất cả bạn nhận được sẽ chỉ là một đường thẳng nhỏ mà thôi. Người được vẽ sẽ không cảm thấy vui đâu,” cô cho biết thêm.
“Người máy có thể vẽ chân dung chỉ trong ba phút, song chúng tôi muốn tái hiện lại trải nghiệm ở Montmartre, nơi mà những bức chân dung phải mất tới 10 phút để hoàn thành” cô tiết lộ.“Thực tế thì bạn càng trẻ thì nó sẽ càng nhanh, bởi người máy thường mất thêm thời gian để nhận diện và vẽ nếp nhăn.”
Giống như hầu hết đồ công nghệ cao được giới thiệu tại hội chợ CeBIT, triển lãm công nghệ lớn nhất thế giới diễn ra tại Hanover, phía Bắc nước Đức năm nay, chú người máy này thực chất có giá trị nhiều hơn là chỉ vẽ đơn thuần.
Việc phác họa chân dung chỉ đơn thuần là để khoe khả năng của robot, trong khi mục đích chính của chú là để đo lường ánh sáng phản chiếu trên các bề mặt như thế nào. Đây là một nghiên cứu quan trọng trong việc chế tạo quần áo phản chiếu cho những người làm việc trên đường phố hay các biển báo.
Ví dụ như khi nào thì cần có ánh sáng phản chiếu mạnh hoặc khi nào thì không cần. Còn về việc khắc họa chân dung thì những nghệ sĩ đường phố hãy cứ yên tâm, họ vẫn có ưu thế hơn chú người máy nhiều về giá cả.
Nếu như một bức chân dung do người kí họa chỉ tốn chừng 20 đô la Mỹ thì chú robot này có giá tối thiểu 40.000 Euro (52.000 đô la Mỹ).“Mà đấy chỉ mới là phần cứng thôi nhé,” Stein mỉm cười cho biết.
Chú robot trên do công ty Đức Fraunhofer Institute sáng chế, có khả năng vẽ một bức tranh trắng đen dựa vào đồ vật mẫu bằng cách tính toán những nét tương phản và đường viền bằng máy tính trong đầu, sau đó phác họa lại những thứ chú “nhìn thấy”.
Tuy nhiên, nếu so với một họa sĩ thật thì chú robot này chỉ quá chú trọng vào các chi tiết, có thể khiến một số người được vẽ cảm thấy không vui.
“Đã có một vài người bỏ đi trong trạng thái thất vọng,” cô Karin Stein, một người nghiên cứu thuộc dự án trên thừa nhận.“
Ví dụ như bạn có một đôi môi nhỏ, máy tính sẽ tự khắc vẽ một chiếc môi nhỏ. Sẽ hầu như không có đường viền hay gì cả, tất cả bạn nhận được sẽ chỉ là một đường thẳng nhỏ mà thôi. Người được vẽ sẽ không cảm thấy vui đâu,” cô cho biết thêm.
“Người máy có thể vẽ chân dung chỉ trong ba phút, song chúng tôi muốn tái hiện lại trải nghiệm ở Montmartre, nơi mà những bức chân dung phải mất tới 10 phút để hoàn thành” cô tiết lộ.“Thực tế thì bạn càng trẻ thì nó sẽ càng nhanh, bởi người máy thường mất thêm thời gian để nhận diện và vẽ nếp nhăn.”
Giống như hầu hết đồ công nghệ cao được giới thiệu tại hội chợ CeBIT, triển lãm công nghệ lớn nhất thế giới diễn ra tại Hanover, phía Bắc nước Đức năm nay, chú người máy này thực chất có giá trị nhiều hơn là chỉ vẽ đơn thuần.
Việc phác họa chân dung chỉ đơn thuần là để khoe khả năng của robot, trong khi mục đích chính của chú là để đo lường ánh sáng phản chiếu trên các bề mặt như thế nào. Đây là một nghiên cứu quan trọng trong việc chế tạo quần áo phản chiếu cho những người làm việc trên đường phố hay các biển báo.
Ví dụ như khi nào thì cần có ánh sáng phản chiếu mạnh hoặc khi nào thì không cần. Còn về việc khắc họa chân dung thì những nghệ sĩ đường phố hãy cứ yên tâm, họ vẫn có ưu thế hơn chú người máy nhiều về giá cả.
Nếu như một bức chân dung do người kí họa chỉ tốn chừng 20 đô la Mỹ thì chú robot này có giá tối thiểu 40.000 Euro (52.000 đô la Mỹ).“Mà đấy chỉ mới là phần cứng thôi nhé,” Stein mỉm cười cho biết.
L.Q (Vietnam+)