Ngày 3/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương, đã đến thăm và làm việc tại Học viện Tư pháp.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy để được bổ nhiệm chức danh tư pháp, các ứng cử viên phải trải qua thời gian đào tạo nghề, kỳ thi tư pháp quốc gia. Với mục đích nâng cao chất lượng đào tạo các chức danh tư pháp, Học viện Tư pháp được thành lập.
Từ một trung tâm đào tạo đặt trong trường đại học Luật Hà Nội, trải qua 13 năm phát triển, đến nay, Học viện Tư pháp đã đào tạo được hơn 25.000 chức danh tư pháp, trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho các thẩm phán, thư ký tòa án, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên.
Học viện Tư pháp đã xây dựng được chương trình đào tạo và hệ thống giáo trình, giúp học viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp thông qua các hoạt động ngoại khóa, trợ giúp pháp lý.
Ban giám đốc Học viện Tư pháp đã báo cáo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về tình hình hoạt động của đơn vị, thực trạng thách thức khó khăn, đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao vị thế của Học viện Tư pháp.
Nhiều đại biểu nêu ý kiến cần mở rộng đầu vào tuyển sinh để có được những học viên có năng lực, đồng thời nâng cao chất lượng thực tập của sinh viên, kỹ năng hành nghề, phương pháp sư phạm của các giảng viên kiêm chức.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã biểu dương những nỗ lực của tập thể cán bộ giảng viên Học viên Tư pháp trong nghiên cứu, giảng dạy, cho đây là nhân tố quyết định làm nên thành công của Học viện Tư pháp thời gian qua.
Cho dù cơ ngơi chưa tương xứng nhu cầu đào tạo, nhưng số lượng và chất lượng học viên tốt nghiệp tại Học viện đã được đảm bảo qua các niên khóa. Chủ tịch nước nhấn mạnh hoạt động đào tạo tại Học viện Tư pháp có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác tranh tụng, xét xử, tư pháp tại các cơ quan thực thi pháp luật.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng để trở thành trung tâm đào tạo lớn các chức danh tư pháp, Học viện Tư pháp phải chú trọng tạo chuyển biến cơ bản trong chất lượng đào tạo, đảm bảo học viên được trang bị kiến thức hành nghề phù hợp với yêu cầu từng chức danh.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang căn dặn, hơn hai thập kỷ đổi mới và hội nhập, nguồn nhân lực Việt Nam đã tham gia tại nhiều tổ chức quốc tế, tham gia điều hành những hoạt động mang tính toàn cầu trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị.
Tuy nhiên, thời điểm này tại các cơ quan tài phán quốc tế, vẫn thiếu sự có mặt của các chuyên gia tư pháp Việt Nam. Điều này tiềm ẩn những thua thiệt về lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong nước, trước các phán quyết của phiên tòa quốc tế.
Bởi vậy cùng với mở rộng hợp tác quốc tế, Học viện Tư pháp cần chủ động sáng tạo, từng bước đổi mới mô hình đào tạo; xây dựng đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, quy chuẩn hệ thống giáo trình, áp dụng phương pháp đào tạo tiên tiến, để hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng XI đã đề ra, phục vụ chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta trong tình hình mới./.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy để được bổ nhiệm chức danh tư pháp, các ứng cử viên phải trải qua thời gian đào tạo nghề, kỳ thi tư pháp quốc gia. Với mục đích nâng cao chất lượng đào tạo các chức danh tư pháp, Học viện Tư pháp được thành lập.
Từ một trung tâm đào tạo đặt trong trường đại học Luật Hà Nội, trải qua 13 năm phát triển, đến nay, Học viện Tư pháp đã đào tạo được hơn 25.000 chức danh tư pháp, trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho các thẩm phán, thư ký tòa án, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên.
Học viện Tư pháp đã xây dựng được chương trình đào tạo và hệ thống giáo trình, giúp học viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp thông qua các hoạt động ngoại khóa, trợ giúp pháp lý.
Ban giám đốc Học viện Tư pháp đã báo cáo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về tình hình hoạt động của đơn vị, thực trạng thách thức khó khăn, đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao vị thế của Học viện Tư pháp.
Nhiều đại biểu nêu ý kiến cần mở rộng đầu vào tuyển sinh để có được những học viên có năng lực, đồng thời nâng cao chất lượng thực tập của sinh viên, kỹ năng hành nghề, phương pháp sư phạm của các giảng viên kiêm chức.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã biểu dương những nỗ lực của tập thể cán bộ giảng viên Học viên Tư pháp trong nghiên cứu, giảng dạy, cho đây là nhân tố quyết định làm nên thành công của Học viện Tư pháp thời gian qua.
Cho dù cơ ngơi chưa tương xứng nhu cầu đào tạo, nhưng số lượng và chất lượng học viên tốt nghiệp tại Học viện đã được đảm bảo qua các niên khóa. Chủ tịch nước nhấn mạnh hoạt động đào tạo tại Học viện Tư pháp có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác tranh tụng, xét xử, tư pháp tại các cơ quan thực thi pháp luật.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng để trở thành trung tâm đào tạo lớn các chức danh tư pháp, Học viện Tư pháp phải chú trọng tạo chuyển biến cơ bản trong chất lượng đào tạo, đảm bảo học viên được trang bị kiến thức hành nghề phù hợp với yêu cầu từng chức danh.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang căn dặn, hơn hai thập kỷ đổi mới và hội nhập, nguồn nhân lực Việt Nam đã tham gia tại nhiều tổ chức quốc tế, tham gia điều hành những hoạt động mang tính toàn cầu trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị.
Tuy nhiên, thời điểm này tại các cơ quan tài phán quốc tế, vẫn thiếu sự có mặt của các chuyên gia tư pháp Việt Nam. Điều này tiềm ẩn những thua thiệt về lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong nước, trước các phán quyết của phiên tòa quốc tế.
Bởi vậy cùng với mở rộng hợp tác quốc tế, Học viện Tư pháp cần chủ động sáng tạo, từng bước đổi mới mô hình đào tạo; xây dựng đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, quy chuẩn hệ thống giáo trình, áp dụng phương pháp đào tạo tiên tiến, để hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng XI đã đề ra, phục vụ chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta trong tình hình mới./.
Hoàng Giang (TTXVN/Vietnam+)