Thời gian gần đây, một số cơ quan báo chí thông tin về việc Bộ Xây dựng đề xuất quy định sở hữu chung cư có thời hạn 50 năm.
Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam xin chuyển đến bạn đọc cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hà - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản xung quanh vấn đề này.
- Xin ông cho biết thông tin quy định sở hữu chung cư có thời hạn mà báo chí nêu gần đây được thể hiện tại văn bản nào của Bộ Xây dựng?
Cục trưởng Nguyễn Mạnh Hà: Tôi khẳng định Bộ Xây dựng chưa có ý kiến chính thức về vấn đề sở hữu nhà chung cư có thời hạn. Tại báo cáo của Viện Kinh tế (Bộ Xây dựng) về kết quả điều tra dân số có đề xuất nghiên cứu chính sách sở hữu chung cư có thời hạn. Có thể văn bản này đã gây nên sự hiểu nhầm và dư luận cho rằng Bộ Xây dựng kiến nghị về sở hữu có thời hạn nhà chung cư (?).
Tuy nhiên, quan điểm của cá nhân thì tôi cho rằng cũng nên đa dạng hình thức sở hữu chung cư.
- Vậy theo ông, cùng với hình thức sở hữu chung cư lâu dài như hiện nay, thị trường bất động sản Việt Nam cần những hình thức sở hữu nào khác cho phân khúc nhà chung cư?
Cục trưởng Nguyễn Mạnh Hà: Trên thực tế, nhiều nước trên thế giới đã đưa ra các hình thức sở hữu nhà ở, sở hữu đất khác nhau để người dân tự lựa chọn. Nhà nước cho người dân quyền sử dụng đất đa dạng, lâu dài.
Nhà ở cũng vậy, làm trên loại đất nào thì hình thức sở hữu khác nhau và phù hợp với loại đất ấy. Tuy nhiên, đây là kinh nghiệm của nước ngoài, còn khi tiếp thu thì phải có chọn lọc để phù hợp với thời điểm cũng như cách áp dụng.
Tại Việt Nam, hình thức nhà ở có thời hạn cũng đã có (dự án Ciputra, Pacific Place...) nhưng chỉ áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, cá nhân người nước ngoài. Riêng với công dân Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, khi sở hữu nhà ở là đã được sử dụng đất lâu dài. Tôi cho rằng, nhà ở nói chung liên quan rất nhiều đến đất đai, trong đó ở Việt Nam, đất là sở hữu toàn dân.
Hiện nay Nhà nước cũng có nhiều hình thức cho sử dụng đất lâu dài tới thời hạn 70 năm, 50 năm... Vì vậy, nếu công trình xây dựng trên loại hình đất nào thì đương nhiên nhà thuộc sở hữu cá nhân phải phù hợp.
Với đất sở hữu có thời hạn thì hết thời hạn phải bàn giao lại. Thuê đất có thời hạn cũng có nhiều hình thức như trả tiền hàng năm, trả tiền một lần, trả tiền cho cả thời gian thuê... Vì vậy, sở hữu nhà ở có thời hạn cũng nên được xem xét.
Theo tôi, nên đa dạng hình thức sở hữu. Thực ra sở hữu nhà ở phụ thuộc vào mục đích sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất đấy, đương nhiên đất có giá trị sử dụng. Ví dụ nhà chung cư, nếu bóc tách giá đất ra, chỉ có giá thành nhà thì giá nhà chắc chắn sẽ rẻ hơn. Nhưng về thời gian sở hữu nên đặt thời hạn tương đối dài một chút để người dân yên tâm; đặc biệt, nếu khi hết thời hạn vẫn có thể gia hạn nếu người đang sở hữu có nhu cầu.
Tuy nhiên, đây mới là nghiên cứu, học tập từ mô hình nước ngoài và cơ quan chức chứ chưa đưa vào dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi trong năm 2012.
- Theo ông, người dân được lợi gì khi Nhà nước cho phép đa dạng hóa hình thức sở hữu chung cư?
Cục trưởng Nguyễn Mạnh Hà: Luật Đất đai quy định người dân được sở hữu lâu dài nhưng phải nộp tiền một lần với số tiền rất lớn. Hiện nay tiền đất chiếm phần lớn trong giá nhà. Vì vậy, nếu tách riêng tiền đất để trả riêng khoản này theo từng năm thì giá nhà sẽ giảm xuống. Điều này sẽ làm cho đầu tư vào nhà ở giảm đi, khi ấy, giá chung cư ắt sẽ giảm.
Như vậy, nếu đa dạng hóa hình thức sở hữu chung cư thì người dân sẽ có nhiều lựa chọn hơn phù hợp với túi tiền và điều kiện hoàn cảnh của từng gia đình. Lựa chọn hình thức sở hữu nào là quyền của người dân chứ Nhà nước không bắt buộc.
Người nào thích sở hữu lâu dài vẫn có lâu dài, ai thích sở hữu có thời hạn thì vẫn có thời hạn. Đây chỉ là đa dạng hóa hình thức sở hữu để đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dân. Doanh nghiệp cũng sẽ lựa chọn hình thức nào đầu tư có lợi như: sở hữu có thời hạn hay sở hữu lâu dài tùy theo tính toán và điều kiện của từng doanh nghiệp.
Nếu có điều kiện áp dụng hình thức sở hữu chung cư có thời hạn thì việc nâng cấp cải tạo chung cư cũ sẽ có nhiều thuận lợi chứ không vướng mắc như hiện nay bởi trên thực tế, nhà chung cư sau 50 năm sử dụng sẽ xuống cấp và cần xây sửa, đồng thời tạo cơ hội cho các đối tượng thu nhập trung bình và thu nhập thấp mua được nhà ở phù hợp với khả năng. Đặc biệt, nguồn cung nhà ở trên thị trường cũng sẽ được tăng lên đáng kể.
- Xin chân thành cảm ơn Cục trưởng!
Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam xin chuyển đến bạn đọc cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hà - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản xung quanh vấn đề này.
- Xin ông cho biết thông tin quy định sở hữu chung cư có thời hạn mà báo chí nêu gần đây được thể hiện tại văn bản nào của Bộ Xây dựng?
Cục trưởng Nguyễn Mạnh Hà: Tôi khẳng định Bộ Xây dựng chưa có ý kiến chính thức về vấn đề sở hữu nhà chung cư có thời hạn. Tại báo cáo của Viện Kinh tế (Bộ Xây dựng) về kết quả điều tra dân số có đề xuất nghiên cứu chính sách sở hữu chung cư có thời hạn. Có thể văn bản này đã gây nên sự hiểu nhầm và dư luận cho rằng Bộ Xây dựng kiến nghị về sở hữu có thời hạn nhà chung cư (?).
Tuy nhiên, quan điểm của cá nhân thì tôi cho rằng cũng nên đa dạng hình thức sở hữu chung cư.
- Vậy theo ông, cùng với hình thức sở hữu chung cư lâu dài như hiện nay, thị trường bất động sản Việt Nam cần những hình thức sở hữu nào khác cho phân khúc nhà chung cư?
Cục trưởng Nguyễn Mạnh Hà: Trên thực tế, nhiều nước trên thế giới đã đưa ra các hình thức sở hữu nhà ở, sở hữu đất khác nhau để người dân tự lựa chọn. Nhà nước cho người dân quyền sử dụng đất đa dạng, lâu dài.
Nhà ở cũng vậy, làm trên loại đất nào thì hình thức sở hữu khác nhau và phù hợp với loại đất ấy. Tuy nhiên, đây là kinh nghiệm của nước ngoài, còn khi tiếp thu thì phải có chọn lọc để phù hợp với thời điểm cũng như cách áp dụng.
Tại Việt Nam, hình thức nhà ở có thời hạn cũng đã có (dự án Ciputra, Pacific Place...) nhưng chỉ áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, cá nhân người nước ngoài. Riêng với công dân Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, khi sở hữu nhà ở là đã được sử dụng đất lâu dài. Tôi cho rằng, nhà ở nói chung liên quan rất nhiều đến đất đai, trong đó ở Việt Nam, đất là sở hữu toàn dân.
Hiện nay Nhà nước cũng có nhiều hình thức cho sử dụng đất lâu dài tới thời hạn 70 năm, 50 năm... Vì vậy, nếu công trình xây dựng trên loại hình đất nào thì đương nhiên nhà thuộc sở hữu cá nhân phải phù hợp.
Với đất sở hữu có thời hạn thì hết thời hạn phải bàn giao lại. Thuê đất có thời hạn cũng có nhiều hình thức như trả tiền hàng năm, trả tiền một lần, trả tiền cho cả thời gian thuê... Vì vậy, sở hữu nhà ở có thời hạn cũng nên được xem xét.
Theo tôi, nên đa dạng hình thức sở hữu. Thực ra sở hữu nhà ở phụ thuộc vào mục đích sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất đấy, đương nhiên đất có giá trị sử dụng. Ví dụ nhà chung cư, nếu bóc tách giá đất ra, chỉ có giá thành nhà thì giá nhà chắc chắn sẽ rẻ hơn. Nhưng về thời gian sở hữu nên đặt thời hạn tương đối dài một chút để người dân yên tâm; đặc biệt, nếu khi hết thời hạn vẫn có thể gia hạn nếu người đang sở hữu có nhu cầu.
Tuy nhiên, đây mới là nghiên cứu, học tập từ mô hình nước ngoài và cơ quan chức chứ chưa đưa vào dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi trong năm 2012.
- Theo ông, người dân được lợi gì khi Nhà nước cho phép đa dạng hóa hình thức sở hữu chung cư?
Cục trưởng Nguyễn Mạnh Hà: Luật Đất đai quy định người dân được sở hữu lâu dài nhưng phải nộp tiền một lần với số tiền rất lớn. Hiện nay tiền đất chiếm phần lớn trong giá nhà. Vì vậy, nếu tách riêng tiền đất để trả riêng khoản này theo từng năm thì giá nhà sẽ giảm xuống. Điều này sẽ làm cho đầu tư vào nhà ở giảm đi, khi ấy, giá chung cư ắt sẽ giảm.
Như vậy, nếu đa dạng hóa hình thức sở hữu chung cư thì người dân sẽ có nhiều lựa chọn hơn phù hợp với túi tiền và điều kiện hoàn cảnh của từng gia đình. Lựa chọn hình thức sở hữu nào là quyền của người dân chứ Nhà nước không bắt buộc.
Người nào thích sở hữu lâu dài vẫn có lâu dài, ai thích sở hữu có thời hạn thì vẫn có thời hạn. Đây chỉ là đa dạng hóa hình thức sở hữu để đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dân. Doanh nghiệp cũng sẽ lựa chọn hình thức nào đầu tư có lợi như: sở hữu có thời hạn hay sở hữu lâu dài tùy theo tính toán và điều kiện của từng doanh nghiệp.
Nếu có điều kiện áp dụng hình thức sở hữu chung cư có thời hạn thì việc nâng cấp cải tạo chung cư cũ sẽ có nhiều thuận lợi chứ không vướng mắc như hiện nay bởi trên thực tế, nhà chung cư sau 50 năm sử dụng sẽ xuống cấp và cần xây sửa, đồng thời tạo cơ hội cho các đối tượng thu nhập trung bình và thu nhập thấp mua được nhà ở phù hợp với khả năng. Đặc biệt, nguồn cung nhà ở trên thị trường cũng sẽ được tăng lên đáng kể.
- Xin chân thành cảm ơn Cục trưởng!
Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)