Ngày 17/12, đại diện Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, cho biết kết quả các mẫu kiểm nghiệm Bisphenol-A (BPA) thôi nhiễm từ bình sữa trẻ em do Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia tiến hành đều thấp so với quy định hiện hành.
Ở Việt Nam đã có quy định ngưỡng BPA và kiểm soát từ nhiều năm nay đối với các dụng cụ đựng chứa thực phẩm bằng nhựa, bình sữa nhựa trong cho trẻ em... dựa trên tiêu chuẩn quốc tế. Theo quy định này (Quyết định 46/2007/QĐ-BYT) mức cho phép là 2,5 mg/kg vật liệu.
BPA có tên đầy đủ là Bisphenol-A; đây là một loại hóa chất dùng để sản xuất nhựa PC - loại nhựa vẫn được dùng để sản xuất bình sữa dành cho trẻ em. Báo cáo từ Canada cho rằng, BPA vào cơ thể trẻ nhỏ có thể gây ảnh hưởng không tốt đến nội tiết của trẻ. Trong khi đó, sản phẩm bình sữa làm bằng nhựa có chứa BPA thường được sử dụng ở trẻ nhỏ, lứa tuổi được cho là chưa có men giúp tiêu hủy BPA ra khỏi cơ thể.
Tại Việt Nam, hiện có 18 doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm bình sữa cho trẻ em. Cơ quan quản lý hoàn toàn nắm chắc địa chỉ, nguồn nhập khẩu các sản phẩm nói trên và việc xét nghiệm, xác định hàm lượng chất này cũng hoàn toàn trong khả năng của các phòng xét nghiệm trong nước. Trong trường hợp xét nghiệm phát hiện thấy những bất thường, lập tức sẽ cảnh báo đến người tiêu dùng sớm nhất và việc thu hồi sản phẩm ngay lập tức được thông báo rộng rãi.
Trước mắt, Cục đã có thông tin tới báo chí để người tiêu dùng biết, đồng thời tiếp tục rà soát, kiểm nghiệm mở rộng và liên tục cập nhật các tài liệu khoa học liên quan cũng như thông tin từ các tổ chức FAO, WHO. Các cuộc họp Hội đồng tư vấn chuyên môn cũng sẽ được tiến hành để đưa ra các quyết định quản lý phù hợp.
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo tăng cường cho trẻ được bú mẹ hoàn toàn, hạn chế đến mức thấp nhất việc đưa các hóa chất ngậm vào miệng trẻ (núm vú cao su, núm vú giả...); các sản phẩm cho trẻ phải luôn là sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng với các tiêu chuẩn được công bố trên bao bì. Sử dụng bình sữa còn tiềm tàng nguy cơ nhiễm vi sinh vật, gây bệnh cho trẻ, đặc biệt là bệnh đường tiêu hóa. Việc vệ sinh bình sữa cần luôn được chú trọng và xử lý riêng biệt.
Theo các nhà chuyên môn, sử dụng bình sữa bằng thủy tinh được coi là ưu việt hơn so với bình sữa bằng nhựa do nguy cơ nhiễm một số chất trong sản phẩm bằng thủy tinh thấp hơn; tuy nhiên, dù sản phẩm sản xuất bằng chất liệu nào thì cũng phải có nguồn gốc rõ ràng. Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng thì không chỉ lo ngại về BPA mà có thể là các tạp chất khác.
Trước đó, tháng 11/2010, Ủy ban Châu Âu (EC) thông báo quyết định, tháng 3/2011, sẽ cấm sản xuất bình sữa bằng nhựa trong dùng cho trẻ em bú bình và đến tháng 6/2011 sẽ cấm lưu hành.
Quyết định này dựa trên tổng kết một số nghiên cứu trong thời gian qua cho rằng sự có mặt của Bisphenol-A (BPA) thôi nhiễm từ bình sữa dù ở lượng nhỏ nhưng cũng ảnh hưởng không tốt tới nội tiết và thần kinh của trẻ. Ngay sau đó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã tra cứu tài liệu của FAO và WHO (tháng 11/2010) cho thấy, đến thời điểm này, FAO/WHO chưa có kết luận chuyên môn chính thức về vấn đề này.
Hiện nay, ngoài EU, có Canada, Australia và một vài bang của Mỹ đã đưa ra lộ trình loại bỏ bình sữa nhựa trong; các nước khác trong khu vực và các nước còn lại trên thế giới hiện chưa đưa ra quyết định về vấn đề này./.
Ở Việt Nam đã có quy định ngưỡng BPA và kiểm soát từ nhiều năm nay đối với các dụng cụ đựng chứa thực phẩm bằng nhựa, bình sữa nhựa trong cho trẻ em... dựa trên tiêu chuẩn quốc tế. Theo quy định này (Quyết định 46/2007/QĐ-BYT) mức cho phép là 2,5 mg/kg vật liệu.
BPA có tên đầy đủ là Bisphenol-A; đây là một loại hóa chất dùng để sản xuất nhựa PC - loại nhựa vẫn được dùng để sản xuất bình sữa dành cho trẻ em. Báo cáo từ Canada cho rằng, BPA vào cơ thể trẻ nhỏ có thể gây ảnh hưởng không tốt đến nội tiết của trẻ. Trong khi đó, sản phẩm bình sữa làm bằng nhựa có chứa BPA thường được sử dụng ở trẻ nhỏ, lứa tuổi được cho là chưa có men giúp tiêu hủy BPA ra khỏi cơ thể.
Tại Việt Nam, hiện có 18 doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm bình sữa cho trẻ em. Cơ quan quản lý hoàn toàn nắm chắc địa chỉ, nguồn nhập khẩu các sản phẩm nói trên và việc xét nghiệm, xác định hàm lượng chất này cũng hoàn toàn trong khả năng của các phòng xét nghiệm trong nước. Trong trường hợp xét nghiệm phát hiện thấy những bất thường, lập tức sẽ cảnh báo đến người tiêu dùng sớm nhất và việc thu hồi sản phẩm ngay lập tức được thông báo rộng rãi.
Trước mắt, Cục đã có thông tin tới báo chí để người tiêu dùng biết, đồng thời tiếp tục rà soát, kiểm nghiệm mở rộng và liên tục cập nhật các tài liệu khoa học liên quan cũng như thông tin từ các tổ chức FAO, WHO. Các cuộc họp Hội đồng tư vấn chuyên môn cũng sẽ được tiến hành để đưa ra các quyết định quản lý phù hợp.
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo tăng cường cho trẻ được bú mẹ hoàn toàn, hạn chế đến mức thấp nhất việc đưa các hóa chất ngậm vào miệng trẻ (núm vú cao su, núm vú giả...); các sản phẩm cho trẻ phải luôn là sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng với các tiêu chuẩn được công bố trên bao bì. Sử dụng bình sữa còn tiềm tàng nguy cơ nhiễm vi sinh vật, gây bệnh cho trẻ, đặc biệt là bệnh đường tiêu hóa. Việc vệ sinh bình sữa cần luôn được chú trọng và xử lý riêng biệt.
Theo các nhà chuyên môn, sử dụng bình sữa bằng thủy tinh được coi là ưu việt hơn so với bình sữa bằng nhựa do nguy cơ nhiễm một số chất trong sản phẩm bằng thủy tinh thấp hơn; tuy nhiên, dù sản phẩm sản xuất bằng chất liệu nào thì cũng phải có nguồn gốc rõ ràng. Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng thì không chỉ lo ngại về BPA mà có thể là các tạp chất khác.
Trước đó, tháng 11/2010, Ủy ban Châu Âu (EC) thông báo quyết định, tháng 3/2011, sẽ cấm sản xuất bình sữa bằng nhựa trong dùng cho trẻ em bú bình và đến tháng 6/2011 sẽ cấm lưu hành.
Quyết định này dựa trên tổng kết một số nghiên cứu trong thời gian qua cho rằng sự có mặt của Bisphenol-A (BPA) thôi nhiễm từ bình sữa dù ở lượng nhỏ nhưng cũng ảnh hưởng không tốt tới nội tiết và thần kinh của trẻ. Ngay sau đó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã tra cứu tài liệu của FAO và WHO (tháng 11/2010) cho thấy, đến thời điểm này, FAO/WHO chưa có kết luận chuyên môn chính thức về vấn đề này.
Hiện nay, ngoài EU, có Canada, Australia và một vài bang của Mỹ đã đưa ra lộ trình loại bỏ bình sữa nhựa trong; các nước khác trong khu vực và các nước còn lại trên thế giới hiện chưa đưa ra quyết định về vấn đề này./.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)