Những ngày này, đi đến đâu cũng thấy người dân tấp nập chuẩn bị Tết. Không khí Tết không chỉ hiện hữu qua các hoạt động mua bán mà còn rộn ràng trong lòng của mỗi người dù có những vui, lo khác nhau.
Lo Tết trong bề bộn việc
Mặc dù dịp cuối năm, ở cơ quan nào cũng ngập trong công việc, đến đâu cũng thấy người ta than là làm không hết việc nhưng không khí Tết rộn lên trong lòng đã khiến không ít chị em công sở phải tranh thủ giờ nghỉ trưa tạt ngang ngửa qua các siêu thị, hàng quán… tìm xem có gì hay, lạ để sắm Tết.
Như trường hợp của chị Bích ở Tôn Đức Thắng, Hà Nội là một ví dụ. Chị Bích làm kế toán nên những ngày này, ngoài lo việc sổ sách hàng ngày chị còn phải làm báo cáo thuế cuối năm cho công ty, công việc trở nên rất bận rộn. Ngoài giờ hành chính, chị còn phải mang việc của cơ quan về nhà làm cả ngày thứ bẩy, chủ nhật. Do không có thời gian ung dung đi sắm Tết, chị đã tranh thủ giờ nghỉ trưa ở cơ quan để đến các siêu thị, hàng quán gần đó sắm sửa những đồ lễ Tết đã được lên danh sách.
Giống như chị Bích, chị Hòa, Bạch Mai, Hà Nội kể rằng, đã ba bốn buổi trưa liền, chị cùng các chị em trong phòng dẫn nhau đến siêu thị Nguyễn Kim tìm mua nồi nướng, nồi áp suất để về làm những món nướng và món nấu đông… cho Tết và đi chợ Đồng Xuân mua đồ khô như: Nấm hương, mộc nhĩ, bóng lợn, hạt tiêu…
Trong khi nhiều chị em bận rộn việc cơ quan lại vừa tất tả việc nhà thì nhiều người còn canh cánh một nỗi lo lớn hơn, đó là chạy đôn đáo lo xoay sở các khoản tiền tiêu trong dịp Tết.
Như trường hợp của chị Huyền ở Long Biên, Hà Nội. Năm nay tình hình kinh tế khó khăn, lương thưởng của công ty ít hơn mọi năm trong khi các khoản biếu tặng và sắm sửa ngày Tết thì chẳng thể giảm nên dẫu việc công ty bận rộn, chị vẫn phải nhận làm thêm việc ngoài để tăng thu nhập.
"Đi vay để đầu năm đã mang nợ thì không hay, mình đành làm thêm kiếm tiền tiêu Tết. Mình làm nhân viên PR, ngoài tổ chức sự kiện cuối năm cho công ty, mình nhận thêm tổ chức sự kiện cho hai công ty của người quen nữa. Bận rộn đến nỗi chưa sắm được gì cho Tết cả," chị Huyền tâm sự.
Muộn vụ cấy, thư thả chuẩn bị
Nếu như ở Hà Nội, gần Tết, mọi hoạt động chuẩn bị cho một năm mới trở nên hối hả, gấp gáp thì ở các vùng quê việc chuẩn bị ấy lại diễn ra thong thả hơn. Năm nay, việc gieo cấy cho vụ Đông Xuân sẽ diễn ra muộn hơn nên người nông dân có nhiều thời gian để mua sắm, chuẩn bị Tết một cách thoải mái và thư thả.
Ông Quang, một người dân ở Yên Khánh, Ninh Bình cho biết: “Những năm trước, người dân phải gieo mạ trước Tết, nhà nào cũng bận rộn nên ngày giáp Tết mới tranh thủ tất bật đi sắm sửa, còn năm nay, ra Giêng mới phải gieo mạ, nhiều thời gian rảnh, mọi người cứ từ từ mà chuẩn bị cho Tết thôi.”
Nói từ từ là bởi họ có nhiều thời gian, không phải gấp gáp, trên thực tế nhà nào cũng ngập tràn không khí Tết.
Không ít gia đình ở Yên Khánh, Ninh Bình đã đi mua vôi, ve, sơn về quét, lăn lại tường nhà cho mới mẻ, hơn thế, họ còn quét vôi cho cả những hàng cây trong vườn lẫn ngoài đường. Trên một số đường làng ở huyện Yên Khánh, người dân đã bảo nhau dọn sạch sẽ những đám cỏ ven đường trước cửa nhà họ, học sinh của nhiều lớp cũng được phân công cầm chổi đi quét sạch sẽ một số ngả đường chính …
Còn việc mua bán ở quê không hối hả nhưng lại đầy phấn chấn. Tại một số chợ và hàng quán ở Nghĩa Hưng, Nam Định, có những người dân đã đi mua các dây điện nhấp nháy và đèn lồng để về trang trí nhà cửa. Do “ngày dài tháng rộng” nên cũng có những người la cà cả buổi ở các cửa hàng điện tử tìm cho mình bộ đầu hát karaoke về chơi Tết.
Anh Trực, một người dân nơi đây cũng chọn được cho mình một bộ đầu hát karaoke hợp ý và hợp với túi tiền. Anh hân hoan nói: “Cả nhà tớ cùng yêu văn nghệ, vụ Đông Xuân năm nay lại gieo trồng muộn, nhiều thời gian rảnh, thôi thì lấy tiền dành dụm ra mua bộ karaoke về để Tết nhất cả nhà ngồi hát cho vui.”
Nếu như ở thành phố, việc gói bánh chưng không còn là việc của mọi nhà mà chỉ là việc của một số người làm dịch vụ này thì đa số các gia đình ở nông thôn vẫn giữ được tục mang đặc trưng của Tết ấy. Nhà nào trồng dong thì ung dung tỉa tót, chuẩn bị cắt để dùng và bán. Những ai không trồng được thì đến chơi nhà hàng xóm, tiện thể ngắm nghía xem vườn dong nào lá to, lành nhất sẽ hẹn trước để mua.
Dù không hối hả, tất bật như chốn thành đô, nhưng không khí Tết lại ngập tràn trong tâm trí mỗi người ở vùng nông thôn khi đi đâu họ cũng hỏi nhau: “Nhà bác sắm Tết đến đâu rồi? Năm nay nhà bà gói mấy đồng bánh chưng? Nhà bác định đánh đụng hay mua thịt lợn…” thay cho lời chào thường ngày./.
Lo Tết trong bề bộn việc
Mặc dù dịp cuối năm, ở cơ quan nào cũng ngập trong công việc, đến đâu cũng thấy người ta than là làm không hết việc nhưng không khí Tết rộn lên trong lòng đã khiến không ít chị em công sở phải tranh thủ giờ nghỉ trưa tạt ngang ngửa qua các siêu thị, hàng quán… tìm xem có gì hay, lạ để sắm Tết.
Như trường hợp của chị Bích ở Tôn Đức Thắng, Hà Nội là một ví dụ. Chị Bích làm kế toán nên những ngày này, ngoài lo việc sổ sách hàng ngày chị còn phải làm báo cáo thuế cuối năm cho công ty, công việc trở nên rất bận rộn. Ngoài giờ hành chính, chị còn phải mang việc của cơ quan về nhà làm cả ngày thứ bẩy, chủ nhật. Do không có thời gian ung dung đi sắm Tết, chị đã tranh thủ giờ nghỉ trưa ở cơ quan để đến các siêu thị, hàng quán gần đó sắm sửa những đồ lễ Tết đã được lên danh sách.
Giống như chị Bích, chị Hòa, Bạch Mai, Hà Nội kể rằng, đã ba bốn buổi trưa liền, chị cùng các chị em trong phòng dẫn nhau đến siêu thị Nguyễn Kim tìm mua nồi nướng, nồi áp suất để về làm những món nướng và món nấu đông… cho Tết và đi chợ Đồng Xuân mua đồ khô như: Nấm hương, mộc nhĩ, bóng lợn, hạt tiêu…
Trong khi nhiều chị em bận rộn việc cơ quan lại vừa tất tả việc nhà thì nhiều người còn canh cánh một nỗi lo lớn hơn, đó là chạy đôn đáo lo xoay sở các khoản tiền tiêu trong dịp Tết.
Như trường hợp của chị Huyền ở Long Biên, Hà Nội. Năm nay tình hình kinh tế khó khăn, lương thưởng của công ty ít hơn mọi năm trong khi các khoản biếu tặng và sắm sửa ngày Tết thì chẳng thể giảm nên dẫu việc công ty bận rộn, chị vẫn phải nhận làm thêm việc ngoài để tăng thu nhập.
"Đi vay để đầu năm đã mang nợ thì không hay, mình đành làm thêm kiếm tiền tiêu Tết. Mình làm nhân viên PR, ngoài tổ chức sự kiện cuối năm cho công ty, mình nhận thêm tổ chức sự kiện cho hai công ty của người quen nữa. Bận rộn đến nỗi chưa sắm được gì cho Tết cả," chị Huyền tâm sự.
Muộn vụ cấy, thư thả chuẩn bị
Nếu như ở Hà Nội, gần Tết, mọi hoạt động chuẩn bị cho một năm mới trở nên hối hả, gấp gáp thì ở các vùng quê việc chuẩn bị ấy lại diễn ra thong thả hơn. Năm nay, việc gieo cấy cho vụ Đông Xuân sẽ diễn ra muộn hơn nên người nông dân có nhiều thời gian để mua sắm, chuẩn bị Tết một cách thoải mái và thư thả.
Ông Quang, một người dân ở Yên Khánh, Ninh Bình cho biết: “Những năm trước, người dân phải gieo mạ trước Tết, nhà nào cũng bận rộn nên ngày giáp Tết mới tranh thủ tất bật đi sắm sửa, còn năm nay, ra Giêng mới phải gieo mạ, nhiều thời gian rảnh, mọi người cứ từ từ mà chuẩn bị cho Tết thôi.”
Nói từ từ là bởi họ có nhiều thời gian, không phải gấp gáp, trên thực tế nhà nào cũng ngập tràn không khí Tết.
Không ít gia đình ở Yên Khánh, Ninh Bình đã đi mua vôi, ve, sơn về quét, lăn lại tường nhà cho mới mẻ, hơn thế, họ còn quét vôi cho cả những hàng cây trong vườn lẫn ngoài đường. Trên một số đường làng ở huyện Yên Khánh, người dân đã bảo nhau dọn sạch sẽ những đám cỏ ven đường trước cửa nhà họ, học sinh của nhiều lớp cũng được phân công cầm chổi đi quét sạch sẽ một số ngả đường chính …
Còn việc mua bán ở quê không hối hả nhưng lại đầy phấn chấn. Tại một số chợ và hàng quán ở Nghĩa Hưng, Nam Định, có những người dân đã đi mua các dây điện nhấp nháy và đèn lồng để về trang trí nhà cửa. Do “ngày dài tháng rộng” nên cũng có những người la cà cả buổi ở các cửa hàng điện tử tìm cho mình bộ đầu hát karaoke về chơi Tết.
Anh Trực, một người dân nơi đây cũng chọn được cho mình một bộ đầu hát karaoke hợp ý và hợp với túi tiền. Anh hân hoan nói: “Cả nhà tớ cùng yêu văn nghệ, vụ Đông Xuân năm nay lại gieo trồng muộn, nhiều thời gian rảnh, thôi thì lấy tiền dành dụm ra mua bộ karaoke về để Tết nhất cả nhà ngồi hát cho vui.”
Nếu như ở thành phố, việc gói bánh chưng không còn là việc của mọi nhà mà chỉ là việc của một số người làm dịch vụ này thì đa số các gia đình ở nông thôn vẫn giữ được tục mang đặc trưng của Tết ấy. Nhà nào trồng dong thì ung dung tỉa tót, chuẩn bị cắt để dùng và bán. Những ai không trồng được thì đến chơi nhà hàng xóm, tiện thể ngắm nghía xem vườn dong nào lá to, lành nhất sẽ hẹn trước để mua.
Dù không hối hả, tất bật như chốn thành đô, nhưng không khí Tết lại ngập tràn trong tâm trí mỗi người ở vùng nông thôn khi đi đâu họ cũng hỏi nhau: “Nhà bác sắm Tết đến đâu rồi? Năm nay nhà bà gói mấy đồng bánh chưng? Nhà bác định đánh đụng hay mua thịt lợn…” thay cho lời chào thường ngày./.
Thiên Linh (Vietnam+)