Nhu cầu tuyển dụng để phục hồi sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng cao trong những tháng cuối năm, đặc biệt là khi việc giãn cách xã hội đang dần được nới lỏng ở nhiều địa phương.
Lãnh đạo Bộ KH&ĐT nhận định một số địa phương vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có thể bị tăng trưởng âm trong năm 2021 do tác động nặng nề từ dịch bệnh.
Sau gần 2 năm “đóng băng” thị trường quốc tế, Chính phủ vừa chính thức cho phép thí điểm đón khách từ các quốc gia có độ an toàn cao đến Phú Quốc. Song, phía sau "phát súng" này là nhiều nỗi niềm...
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng gợi ý: “Phân vùng 2, 3 ngay từ bây giờ có thể mạnh dạn triển khai các hoạt động sản xuất-kinh doanh an toàn theo tinh thần Chỉ thị 15 của Thủ tướng."
Trong tuần qua, tỷ lệ nhiễm mới COVID-19 tại cộng đồng ở Đà Nẵng giảm 60%, Bình Dương giảm 27%; Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã giảm rõ rệt trên cả 2 tiêu chí số mắc trong cộng đồng và số tử vong.
Chính phủ đang nỗ lực cùng đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp trên cả nước vượt khó. Với Nghị quyết số 105/NQ-CP vừa ban hành, đơn vị lữ hành được giảm 80% tiền ký quỹ kinh doanh đến hết năm 2023.
Các đơn vị lưu trú, lữ hành, vận chuyển, khu vui chơi giải trí, mua sắm… ở Phú Quốc đã sẵn sàng đón khách quốc tế trở lại. Song, để đảm bảo an toàn, đảo ngọc cần thêm nhiều vaccine cho người dân.
Do ảnh hưởng của COVID-19 khiến nhiều người không thể thanh toán đúng hạn, dư nợ thẻ tín dụng có thể tăng lên khiến không ít người như ngồi trên 'đống lửa'.
Trong khi nguồn cung cấp vaccine COVID-19 còn hạn chế, WHO khuyến nghị ưu tiên hiện nay là tiêm vaccine cho người nguy cơ cao và trẻ em 12-15 tuổi có các bệnh nền dễ chuyển bệnh nặng hơn vì COVID-19.
Theo kế hoạch vừa ban hành, sau thí điểm Phú Quốc, lần lượt các địa phương khác là Hạ Long (Quảng Ninh), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng)... sẽ được đón khách quốc tế.
Thời gian triển khai xét nghiệm diện rộng, tiêm chủng vaccine phòng chống dịch COVID-19 đến ngày 15/9. Sở Y tế Hà Nội là đầu mối liên hệ với đại diện 11 tỉnh để triển khai tại từng địa bàn, khu vực.
Đại dịch đã khiến nhiều trẻ em bị ảnh hưởng nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần, bị suy giảm nguồn nuôi dưỡng, học trực tuyến kéo dài, nhiều trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, không người chăm sóc...
Các chuyên gia cho rằng ngay khi dịch bệnh được kiểm soát, để phục hồi nền kinh tế xanh, Việt Nam cần sớm áp dụng cơ chế thẻ thông hành xanh để vực dậy ngành kinh tế đang trong cơn bĩ cực.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết trước mắt, thành phố tiếp tục sử dụng giấy đi đường đã cấp và cấp giấy mới, kết hợp nhập dữ liệu dân cư, đến khi đạt hiệu quả thì mới nhập hai loại giấy thành một.
Đề xuất áp giá sàn vé máy bay được đưa ra trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế của các nước, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của người tiêu dùng; các hãng hàng không và Nhà nước.
Tại công điện số 20, lãnh đạo Hà Nội yêu cầu từ ngày 6/9 đến 12/9, xét nghiệm toàn bộ người dân thành phố và hoàn thành tiêm vaccine mũi 1 cho 100% người dân từ 18 tuổi trở lên trước 15/9.
Hội Nhà báo Việt Nam mong rằng gói hỗ trợ tới đây của Chính phủ sẽ bổ sung đối tượng thụ hưởng là các cơ quan báo chí nhằm giảm bớt khó khăn, đảm bảo đời sống của phóng viên.
Du lịch MICE được đánh giá là sản phẩm mang lại nguồn lợi lớn cho Việt Nam và nhiều quốc gia, nhưng COVID đã tàn phá nền kinh tế xanh không thương tiếc. Trong bối cảnh đó, MICE sẽ phục hồi cách nào?