Các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm khi mở cửa phiên giao dịch ngày 23/7 trước lo ngại về khả năng của Tây Ban Nha trong việc cứu trợ các chính quyền khu vực.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,6%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 87,59 điểm, hay 1,01%, xuống 8.582,28 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 24,32 điểm, hay 1,12%, xuống 2.144,32 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 27,8 điểm, hay 1,53%, xuống 1.795,13 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 460,89 điểm, hay 2,35%, xuống 19.179,91 điểm.
Cuối tuần qua đã có thêm những tin xấu đến từ Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ tư ở Khu vực đồng euro (Eurozone), khi chính quyền khu vực Murcia nói sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ, trong khi chính quyền một số khu vực khác cũng có thể cũng phải làm như vậy. Trước đó, việc khu vực Valencia ngập trong nợ nần đã phải xin viện trợ từ chính quyền trung ương cũng đã khiến chứng khoán Mỹ và châu Âu cũng bị kéo xuống trong phiên giao dịch cuối tuần.
Trong khi đó, Hy Lạp, trung tâm của khủng hoảng nợ, tuyên bố kinh tế nước này đang trong tình trạng "đại suy thoái," tương tự như những gì xảy ra ở nước Mỹ trong những năm 1930. Thông tin này được đưa ra chỉ hai ngày trước khi các nhà tài trợ quốc tế tới Athens để đánh giá các điều kiện cho việc cấp thêm cứu trợ cho nước này./.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 0,6%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 87,59 điểm, hay 1,01%, xuống 8.582,28 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 24,32 điểm, hay 1,12%, xuống 2.144,32 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 27,8 điểm, hay 1,53%, xuống 1.795,13 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 460,89 điểm, hay 2,35%, xuống 19.179,91 điểm.
Cuối tuần qua đã có thêm những tin xấu đến từ Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ tư ở Khu vực đồng euro (Eurozone), khi chính quyền khu vực Murcia nói sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ, trong khi chính quyền một số khu vực khác cũng có thể cũng phải làm như vậy. Trước đó, việc khu vực Valencia ngập trong nợ nần đã phải xin viện trợ từ chính quyền trung ương cũng đã khiến chứng khoán Mỹ và châu Âu cũng bị kéo xuống trong phiên giao dịch cuối tuần.
Trong khi đó, Hy Lạp, trung tâm của khủng hoảng nợ, tuyên bố kinh tế nước này đang trong tình trạng "đại suy thoái," tương tự như những gì xảy ra ở nước Mỹ trong những năm 1930. Thông tin này được đưa ra chỉ hai ngày trước khi các nhà tài trợ quốc tế tới Athens để đánh giá các điều kiện cho việc cấp thêm cứu trợ cho nước này./.
Lê Minh (TTXVN)