Lòng tin của các nhà đầu tư toàn cầu vẫn yếu sau đợt bán tháo trên phố Wall và các thị trường châu Âu vào cuối tuần trước vì báo cáo việc làm gây thất vọng của Mỹ, thể hiện ở việc các chỉ số chứng khoán châu Á đều sụt giảm khi mở cửa phiên giao dịch ngày 4/6.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 47,63 điểm, hay 2,6%, xuống 1.786,88 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Tokyo giảm 182,01 điểm, hay 2,16%, xuống 8.258,24 điểm. Chỉ số S&P/ASX200 của Australia giảm 71,1 điểm, hay 1,75%, xuống 3.992,8 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 308,73 điểm, hay 1,66%, xuống 18.249,61 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 30,16 điểm, hay 1,27%, xuống 2.343,28 điểm.
Tăng trưởng việc làm của Mỹ giảm mạnh tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 5 và tỷ lệ thất nghiệp tăng lần đầu tiên trong gần một năm lên 8,2%, khi chỉ 69.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2009. Điều này khiến các nhà phân tích tiên đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể phải bàn tới một đợt nới lỏng định lượng bổ sung.
Số liệu việc làm yếu kém của Mỹ được đưa ra sau các số liệu về chế tạo cũng không mấy sáng sủa của Trung Quốc và châu Âu. Trước đó, các thị trường vẫn thận trọng về cuộc khủng hoảng nợ đang trở nên nghiêm trọng hơn ở Khu vực đồng euro, với lo ngại về lĩnh vực ngân hàng của Tây Ban Nha và số phận của Hy Lạp trong liên minh tiền tệ.
Các nhà phân tích cũng đang chờ đợi các cuộc họp bàn chính sách của các ngân hàng trung ương trong tuần này, trong đó có cuộc họp của Ngân hàng Dự trữ Australia ngày 5/6 và Ngân hàng Trung ương châu Âu ngày 6/6./.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 47,63 điểm, hay 2,6%, xuống 1.786,88 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Tokyo giảm 182,01 điểm, hay 2,16%, xuống 8.258,24 điểm. Chỉ số S&P/ASX200 của Australia giảm 71,1 điểm, hay 1,75%, xuống 3.992,8 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 308,73 điểm, hay 1,66%, xuống 18.249,61 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 30,16 điểm, hay 1,27%, xuống 2.343,28 điểm.
Tăng trưởng việc làm của Mỹ giảm mạnh tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 5 và tỷ lệ thất nghiệp tăng lần đầu tiên trong gần một năm lên 8,2%, khi chỉ 69.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2009. Điều này khiến các nhà phân tích tiên đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể phải bàn tới một đợt nới lỏng định lượng bổ sung.
Số liệu việc làm yếu kém của Mỹ được đưa ra sau các số liệu về chế tạo cũng không mấy sáng sủa của Trung Quốc và châu Âu. Trước đó, các thị trường vẫn thận trọng về cuộc khủng hoảng nợ đang trở nên nghiêm trọng hơn ở Khu vực đồng euro, với lo ngại về lĩnh vực ngân hàng của Tây Ban Nha và số phận của Hy Lạp trong liên minh tiền tệ.
Các nhà phân tích cũng đang chờ đợi các cuộc họp bàn chính sách của các ngân hàng trung ương trong tuần này, trong đó có cuộc họp của Ngân hàng Dự trữ Australia ngày 5/6 và Ngân hàng Trung ương châu Âu ngày 6/6./.
Lê Minh (TTXVN)