Các thị trường chứng khoán châu Á dao động với biên độ hẹp trong ngày cuối cùng của năm, khi chỉ một số ít các nhà đầu tư hào hứng tham gia thị trường, trong lúc nhiều thị trường hoặc đóng cửa hoặc giao dịch nửa ngày.
Chỉ số Hang Seng của Hongkong tăng 36,11 điểm, hay 0,16%, lên 23.035,45 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 48,5 điểm, hay 1,76%, lên 2.808,08 điểm.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia kết thúc năm giảm 45,2 điểm, hay 0,94%, xuống 4.745,2 điểm. Các thị trường lớn khác đóng cửa nghỉ lễ.
Mặc dù sụt giảm do những lo ngại về tình hình châu Âu hồi đầu năm nay và sự hoảng hốt của các nhà đầu tư vào tháng 11, khi Ireland buộc phải nhận gói cứu trợ, chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 15% trong năm 2010, vượt qua mức tăng 10% của chỉ số MSCI toàn cầu, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của khu vực.
Tuy nhiên, chỉ số này của châu Á vẫn giảm khoảng 19% so với các mức cao kỷ lục năm 2007, khi chưa xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Chứng khoán Đông Nam Á dẫn đầu đà tăng ở châu Á, với thị trường Indonesia tăng 46% và ở Đông Á, chứng khoán Hàn Quốc chiếm ngôi đầu, với chỉ số Kospi tăng gần 22%.
Trong năm nay, chỉ số Hang Seng tăng khoảng 5,3%, so với mức tăng trung bình 10 năm là 7,6%. Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite kết thúc năm giảm 15% so với đầu năm, khi các nhà đầu tư e ngại trong những tháng gần đây, với dự đoán chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp mạnh nhằm làm dịu bớt nền kinh tế quá nóng và kiểm soát lạm phát.
Chỉ số S&P/ASX 200 giảm 2,57% trong cả năm. Thị trường Nhật Bản cũng không khởi sắc, với chỉ số Nikkei giảm 3%, do đồng yen tăng giá so với đồng USD, ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà xuất khẩu.
Như vậy, một số thị trường chứng khoán châu Á kết thúc năm với mức tăng vững chắc và được dự đoán sẽ còn tăng mạnh hơn trong năm tới.
Những động thái của Cục Dự trữ Liên bang (FED) nhằm chống đỡ nền kinh tế và việc lãi suất được giữ ở các mức thấp kỷ lục ở phương Tây đã dẫn tới những dòng tiền chảy vào các tài sản rủi ro khi các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao hơn - một xu hướng có thể tiếp tục trong năm tới. Những dòng tiền như vậy chủ yếu hướng vào các nền kinh tế mới nổi có tốc độ phát triển nhanh, đẩy các thị trường chứng khoán đi lên.
Tuy nhiên, những lo ngại về kinh tế Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu vẫn khiến các nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng. Trong khi đà phục hồi của kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục, tỷ lệ thất nghiệp của nước này vẫn ở mức cao và không có dấu hiệu cho thấy FED sẽ sớm thay đổi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng.
Một nhà giao dịch của một ngân hàng đầu tư của Mỹ nói châu Âu đã thu hút sự chú ý rất lớn của các nhà đầu tư và sẽ không phải là điều đáng ngạc nhiên khi có một quốc gia ở châu lục này vỡ nợ trong năm 2011. Ông nhận định kinh tế Mỹ sẽ có những dấu hiệu thuyết phục hơn về sự phục hồi trong năm tới và quý 1 năm 2011 sẽ chứng kiến sự đi lên mạnh mẽ của thị trường chứng khoán./.
Chỉ số Hang Seng của Hongkong tăng 36,11 điểm, hay 0,16%, lên 23.035,45 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 48,5 điểm, hay 1,76%, lên 2.808,08 điểm.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia kết thúc năm giảm 45,2 điểm, hay 0,94%, xuống 4.745,2 điểm. Các thị trường lớn khác đóng cửa nghỉ lễ.
Mặc dù sụt giảm do những lo ngại về tình hình châu Âu hồi đầu năm nay và sự hoảng hốt của các nhà đầu tư vào tháng 11, khi Ireland buộc phải nhận gói cứu trợ, chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 15% trong năm 2010, vượt qua mức tăng 10% của chỉ số MSCI toàn cầu, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của khu vực.
Tuy nhiên, chỉ số này của châu Á vẫn giảm khoảng 19% so với các mức cao kỷ lục năm 2007, khi chưa xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Chứng khoán Đông Nam Á dẫn đầu đà tăng ở châu Á, với thị trường Indonesia tăng 46% và ở Đông Á, chứng khoán Hàn Quốc chiếm ngôi đầu, với chỉ số Kospi tăng gần 22%.
Trong năm nay, chỉ số Hang Seng tăng khoảng 5,3%, so với mức tăng trung bình 10 năm là 7,6%. Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite kết thúc năm giảm 15% so với đầu năm, khi các nhà đầu tư e ngại trong những tháng gần đây, với dự đoán chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp mạnh nhằm làm dịu bớt nền kinh tế quá nóng và kiểm soát lạm phát.
Chỉ số S&P/ASX 200 giảm 2,57% trong cả năm. Thị trường Nhật Bản cũng không khởi sắc, với chỉ số Nikkei giảm 3%, do đồng yen tăng giá so với đồng USD, ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà xuất khẩu.
Như vậy, một số thị trường chứng khoán châu Á kết thúc năm với mức tăng vững chắc và được dự đoán sẽ còn tăng mạnh hơn trong năm tới.
Những động thái của Cục Dự trữ Liên bang (FED) nhằm chống đỡ nền kinh tế và việc lãi suất được giữ ở các mức thấp kỷ lục ở phương Tây đã dẫn tới những dòng tiền chảy vào các tài sản rủi ro khi các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao hơn - một xu hướng có thể tiếp tục trong năm tới. Những dòng tiền như vậy chủ yếu hướng vào các nền kinh tế mới nổi có tốc độ phát triển nhanh, đẩy các thị trường chứng khoán đi lên.
Tuy nhiên, những lo ngại về kinh tế Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu vẫn khiến các nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng. Trong khi đà phục hồi của kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục, tỷ lệ thất nghiệp của nước này vẫn ở mức cao và không có dấu hiệu cho thấy FED sẽ sớm thay đổi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng.
Một nhà giao dịch của một ngân hàng đầu tư của Mỹ nói châu Âu đã thu hút sự chú ý rất lớn của các nhà đầu tư và sẽ không phải là điều đáng ngạc nhiên khi có một quốc gia ở châu lục này vỡ nợ trong năm 2011. Ông nhận định kinh tế Mỹ sẽ có những dấu hiệu thuyết phục hơn về sự phục hồi trong năm tới và quý 1 năm 2011 sẽ chứng kiến sự đi lên mạnh mẽ của thị trường chứng khoán./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)