Chứng khoán châu Á tiếp tục đà phục hồi trong phiên giao dịch mở cửa ngày 16/7, khi mối lo về nguy cơ "hạ cánh cứng" của kinh tế Trung Quốc đã phần nào vơi đi.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 0,3% sau khi tăng 1% vào cuối tuần trước. Tuy nhiên, chỉ số này trong tuần trước có lúc giảm điểm mạnh nhất trong 2 tháng, xuống mức thấp nhất trong tháng 7, do lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 139,58 điểm, hay 0,73%, lên 19.232,21 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 2,21 điểm, hay 0,12%, lên 1.815,1 điểm. Nhưng chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 10,49 điểm, hay 0,48%, xuống 2.175,41 điểm. Thị trường Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ.
Theo số liệu mới công bố, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7,6% trong quý 2 năm 2012, mức thấp nhất trong hơn 3 năm và là quý thứ 6 liên tiếp tăng trưởng kinh tế của nước này chậm lại.
Điều này cho thấy sự cần thiết phải có thêm hành động chính sách ngay cả khi những biện pháp đã được áp dụng cho đến nay cũng đã giúp hãm đà giảm tốc của nền kinh tế. Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định những nỗ lực ổn định nền kinh tế đang mang lại hiệu quả và chính phủ sẽ tăng cường các biện pháp hỗ trợ trong 6 tháng cuối năm.
Các thị trường đang chờ đợi những tín hiệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong tuần này để đoán định việc ngân hàng này có tiến hành những biện pháp nới lỏng tiền tệ hơn nữa hay không, sau khi các ngân hàng trung ương châu Âu, Trung Quốc và Brazil trong tháng này đã hạ lãi suất để thúc đẩy đà tăng trưởng còn yếu của nền kinh tế.
Chủ tịch FED Ben Bernanke được cho là sẽ nhắc lại quan điểm rằng ngân hàng này sẽ có những biện pháp mạnh hơn nếu cần khi trình bày báo cáo nửa năm một lần trước Quốc hội vào ngày 17-18/7.
Các nhà đầu tư cũng sẽ tiếp tục theo dõi việc chi phí vay mượn của Italia và Tây Ban Nha có tăng trở lại hay không. Trong đợt phát hành trái phiếu ngày 13/7, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 3 năm của Italia giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5, song lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm lại tăng lên gần 6%.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel tin tưởng rằng tại phiên họp đặc biệt vào cuối tuần này, đa số nghị sỹ Đức sẽ ủng hộ việc cứu trợ các ngân hàng yếu kém của Tây Ban Nha./.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 0,3% sau khi tăng 1% vào cuối tuần trước. Tuy nhiên, chỉ số này trong tuần trước có lúc giảm điểm mạnh nhất trong 2 tháng, xuống mức thấp nhất trong tháng 7, do lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 139,58 điểm, hay 0,73%, lên 19.232,21 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 2,21 điểm, hay 0,12%, lên 1.815,1 điểm. Nhưng chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 10,49 điểm, hay 0,48%, xuống 2.175,41 điểm. Thị trường Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ.
Theo số liệu mới công bố, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7,6% trong quý 2 năm 2012, mức thấp nhất trong hơn 3 năm và là quý thứ 6 liên tiếp tăng trưởng kinh tế của nước này chậm lại.
Điều này cho thấy sự cần thiết phải có thêm hành động chính sách ngay cả khi những biện pháp đã được áp dụng cho đến nay cũng đã giúp hãm đà giảm tốc của nền kinh tế. Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định những nỗ lực ổn định nền kinh tế đang mang lại hiệu quả và chính phủ sẽ tăng cường các biện pháp hỗ trợ trong 6 tháng cuối năm.
Các thị trường đang chờ đợi những tín hiệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong tuần này để đoán định việc ngân hàng này có tiến hành những biện pháp nới lỏng tiền tệ hơn nữa hay không, sau khi các ngân hàng trung ương châu Âu, Trung Quốc và Brazil trong tháng này đã hạ lãi suất để thúc đẩy đà tăng trưởng còn yếu của nền kinh tế.
Chủ tịch FED Ben Bernanke được cho là sẽ nhắc lại quan điểm rằng ngân hàng này sẽ có những biện pháp mạnh hơn nếu cần khi trình bày báo cáo nửa năm một lần trước Quốc hội vào ngày 17-18/7.
Các nhà đầu tư cũng sẽ tiếp tục theo dõi việc chi phí vay mượn của Italia và Tây Ban Nha có tăng trở lại hay không. Trong đợt phát hành trái phiếu ngày 13/7, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 3 năm của Italia giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5, song lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm lại tăng lên gần 6%.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel tin tưởng rằng tại phiên họp đặc biệt vào cuối tuần này, đa số nghị sỹ Đức sẽ ủng hộ việc cứu trợ các ngân hàng yếu kém của Tây Ban Nha./.
Lê Minh (TTXVN)