Phiên 8/4, chứng khoán châu Á sụt giảm, trong bối cảnh nhà đầu tư muốn chốt lời sau đợt lên giá gần đây.
Chỉ số chứng khoán khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI giảm 0,6%, sau khi tăng 4,86% tính từ đầu năm tới nay.
Các nhà giao dịch cho rằng xu hướng sụt giảm của chỉ số này nếu có cũng sẽ ở mức hạn chế, trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực vẫn mạnh.
Tại thị trường Tokyo, trong bối cảnh đồng yen mạnh lên, chỉ số Nikkei giảm 1,1% xuống 11.168,2 điểm, sau khi lập kỷ lục cao của 18 tháng trong tuần này. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích dự báo, tâm lý trên thị trường Tokyo sẽ được kích hoạt bởi những báo cáo (dự kiến sẽ rất khả quan) của khối doanh nghiệp Nhật Bản.
Chứng khoán Thái Lan sụt giảm 2,6% trong phiên 8/4, do tâm lý lo ngại về tình hình chính trị bất ổn tại nước này. Từ đầu năm tới nay, giá cổ phiếu tại Thái Lan tăng hơn 10%, nhờ luồng vốn nước ngoài đổ mạnh vào thị trường.
Thị trường chứng khoán Seoul đóng cửa phiên 8/4 với mức tăng 0,42% (7,18 điểm) và đạt 1.733,78 điểm. Trong khi đó, thị trường Đài Bắc và Manila lại giảm lần lượt 0,79% và 0,44%.
Tại châu Á, nhà đầu tư đang chờ đợi Mỹ công bố thống kê về khu vực bán lẻ, giá tiêu dùng và báo cáo của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED). Họ cũng có ý băn khoăn trước những phát biểu mới đây của Chủ tịch FED Ben Bernanke. Ông Bernanke cảnh báo, trong bối cảnh bị thâm hụt ngân sách nặng nề, nước Mỹ sẽ phải lựa chọn giữa việc tăng thuế hoặc giảm chi tiêu xã hội.
Giới phân tích tài chính dự báo, chứng khoán châu Âu sẽ đi theo "vết xe đổ" của thị trường châu Á và Mỹ, và sẽ giảm điểm khi mở cửa phiên 8/4. Chỉ số FTSE 100 (Anh) ước giảm 0,5%, trong khi DAX (Đức) và CAC 40 (Pháp) có thể giảm tương ứng 0,3% và 0,7%.
Giới đầu tư cổ phiếu tại châu Âu đang chờ đợi quyết định về lãi suất của Ngân hàng trung ương Anh (BoE) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) để tìm định hướng giao dịch./.
Chỉ số chứng khoán khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI giảm 0,6%, sau khi tăng 4,86% tính từ đầu năm tới nay.
Các nhà giao dịch cho rằng xu hướng sụt giảm của chỉ số này nếu có cũng sẽ ở mức hạn chế, trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực vẫn mạnh.
Tại thị trường Tokyo, trong bối cảnh đồng yen mạnh lên, chỉ số Nikkei giảm 1,1% xuống 11.168,2 điểm, sau khi lập kỷ lục cao của 18 tháng trong tuần này. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích dự báo, tâm lý trên thị trường Tokyo sẽ được kích hoạt bởi những báo cáo (dự kiến sẽ rất khả quan) của khối doanh nghiệp Nhật Bản.
Chứng khoán Thái Lan sụt giảm 2,6% trong phiên 8/4, do tâm lý lo ngại về tình hình chính trị bất ổn tại nước này. Từ đầu năm tới nay, giá cổ phiếu tại Thái Lan tăng hơn 10%, nhờ luồng vốn nước ngoài đổ mạnh vào thị trường.
Thị trường chứng khoán Seoul đóng cửa phiên 8/4 với mức tăng 0,42% (7,18 điểm) và đạt 1.733,78 điểm. Trong khi đó, thị trường Đài Bắc và Manila lại giảm lần lượt 0,79% và 0,44%.
Tại châu Á, nhà đầu tư đang chờ đợi Mỹ công bố thống kê về khu vực bán lẻ, giá tiêu dùng và báo cáo của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED). Họ cũng có ý băn khoăn trước những phát biểu mới đây của Chủ tịch FED Ben Bernanke. Ông Bernanke cảnh báo, trong bối cảnh bị thâm hụt ngân sách nặng nề, nước Mỹ sẽ phải lựa chọn giữa việc tăng thuế hoặc giảm chi tiêu xã hội.
Giới phân tích tài chính dự báo, chứng khoán châu Âu sẽ đi theo "vết xe đổ" của thị trường châu Á và Mỹ, và sẽ giảm điểm khi mở cửa phiên 8/4. Chỉ số FTSE 100 (Anh) ước giảm 0,5%, trong khi DAX (Đức) và CAC 40 (Pháp) có thể giảm tương ứng 0,3% và 0,7%.
Giới đầu tư cổ phiếu tại châu Âu đang chờ đợi quyết định về lãi suất của Ngân hàng trung ương Anh (BoE) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) để tìm định hướng giao dịch./.
Hương Giang (Vietnam+)