Chứng khoán Mỹ đã chứng kiến một phiên giao dịch trồi sụt vào ngày 5/4 vừa qua, do tâm lý của giới đầu tư ngày càng bị đè nặng bởi tình hình nợ công tại Tây Ban Nha, trong khi Chính phủ Mỹ lại vừa công bố các số liệu về việc làm tích cực của nước này.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 14,61 điểm, tương đương 0,11%, đóng cửa ở mức 13.060,14 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm không đáng kể 0,88 điểm (0,06%), xuống 1.398,08 điểm.
Tuy nhiên, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite lại tăng 12,41 điểm (0,4%), lên mức 3.080,5 điểm.
Các chỉ số chứng khoán Phố Wall bị “giằng co” bởi các thông tin kinh tế trái chiều từ các khu vực trên toàn thế giới.
Trong khi những quan ngại về khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), đặc biệt là Tây Ban Nha đang ngày một gia tăng, do lãi suất trái phiếu Chính phủ nước này bất ngờ tăng vọt sau đợt chào bán mới nhất vào ngày 4/4 vừa qua đã “phủ bóng đen” lên thị trường cổ phiếu Mỹ, thì thông tin đáng khích lệ từ thị trường việc làm của Mỹ lại giúp hạn chế mức giảm của các chỉ số này.
Theo Bộ Lao động Mỹ, số người xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc ngày 31/3 đã giảm 6.000 người so với tuần trước đó, đứng ở mức 357.000 người , mức thấp nhất kể từ tháng 4 / 2008 .
Đây là dấu hiệu mới nhất củng cố thêm lòng tin về sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Cũng trong phiên giao dịch 5/4, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng lên xuống không đồng nhất, trước tâm lý bất an của giới đầu tư về viễn cảnh kinh tế khu vực, đáng chú ý là Tây Ban Nha, hiện đang được coi là nạn nhân tiếp theo của cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,35%, lên 5.723,76 điểm; chỉ số CAC 40 của Pháp cũng “nhích” thêm 0,19%, lên 3.319,81 điểm.
Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX tiếp tục mất 0,13%, chốt ở mức 6.775,26 điểm.
Sang phiên giao dịch ngày 6/4, trong khi các thị trường lớn của châu Á như Hong Kong, Sydney và Singapore đều đóng cửa nghỉ lễ Phục Sinh thì hầu hết các thị trường chứng khoán của khu vực này đều tiếp tục “lún sâu” trong “sắc đỏ”.
Mở cửa phiên, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 67,45 điểm tương đương 0,69%, xuống 9.700,16 điểm.
Còn tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải cũng hạ 6,08 điểm (0,26%), xuống 2.296,16 điểm./.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 14,61 điểm, tương đương 0,11%, đóng cửa ở mức 13.060,14 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm không đáng kể 0,88 điểm (0,06%), xuống 1.398,08 điểm.
Tuy nhiên, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite lại tăng 12,41 điểm (0,4%), lên mức 3.080,5 điểm.
Các chỉ số chứng khoán Phố Wall bị “giằng co” bởi các thông tin kinh tế trái chiều từ các khu vực trên toàn thế giới.
Trong khi những quan ngại về khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), đặc biệt là Tây Ban Nha đang ngày một gia tăng, do lãi suất trái phiếu Chính phủ nước này bất ngờ tăng vọt sau đợt chào bán mới nhất vào ngày 4/4 vừa qua đã “phủ bóng đen” lên thị trường cổ phiếu Mỹ, thì thông tin đáng khích lệ từ thị trường việc làm của Mỹ lại giúp hạn chế mức giảm của các chỉ số này.
Theo Bộ Lao động Mỹ, số người xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc ngày 31/3 đã giảm 6.000 người so với tuần trước đó, đứng ở mức 357.000 người , mức thấp nhất kể từ tháng 4 / 2008 .
Đây là dấu hiệu mới nhất củng cố thêm lòng tin về sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Cũng trong phiên giao dịch 5/4, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng lên xuống không đồng nhất, trước tâm lý bất an của giới đầu tư về viễn cảnh kinh tế khu vực, đáng chú ý là Tây Ban Nha, hiện đang được coi là nạn nhân tiếp theo của cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng.
Kết thúc phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,35%, lên 5.723,76 điểm; chỉ số CAC 40 của Pháp cũng “nhích” thêm 0,19%, lên 3.319,81 điểm.
Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX tiếp tục mất 0,13%, chốt ở mức 6.775,26 điểm.
Sang phiên giao dịch ngày 6/4, trong khi các thị trường lớn của châu Á như Hong Kong, Sydney và Singapore đều đóng cửa nghỉ lễ Phục Sinh thì hầu hết các thị trường chứng khoán của khu vực này đều tiếp tục “lún sâu” trong “sắc đỏ”.
Mở cửa phiên, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 67,45 điểm tương đương 0,69%, xuống 9.700,16 điểm.
Còn tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải cũng hạ 6,08 điểm (0,26%), xuống 2.296,16 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)