Theo đánh giá chung của các chuyên gia phân tích, khối lượng chứng khoán chuyển nhượng trong các phiên giao dịch vẫn tiếp tục gia tăng và sự quay trở lại của khối ngoại là những tín hiệu tốt cho tháng Mười này, trong đó có các cơ hội đầu tư ngắn hạn.
Thị trường chứng khoán khoán bước sang tháng Mười bằng một phiên (1/10) điều chỉnh nhẹ trên cả hai sàn Nam-Bắc, tuy nhiên thanh khoản trong phiên lại tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng khối lượng chứng khoán chuyển nhượng trên thị trường đạt 139 triệu đơn vị tương ứng giá trị gần 2.000 tỷ đồng.
Khối ngoại mạnh tay
Trước đó trong tháng Chín, thị trường đã có một đợt phục hồi khá ấn tượng, HNX-Index tăng liên tục trong 8 phiên, từ mức 58,73 điểm (18/9) lên mức 60,95 điểm (30/9). Tương tự, chỉ số VN-Index cũng đi lên từ mức 474,26 điểm (18/9) lên mức 492,63 điểm (30/9). Bên cạnh đó, mức thanh khoản trên toàn thị trường cũng được cải thiện đáng kể.
Theo ông Nguyễn Thế Minh, Chuyên viên phân tích, Công ty chứng khoán Bản Việt, “thị trường đã có đợt tăng điểm tích cực từ giữa tháng 9/2013. Đặc biệt là sự tham gia của nhóm cổ phiếu trụ cột với vai trò dẫn dắt đầu sóng tăng vừa qua và điều này được xem là sự khởi đầu của một con sóng khá vững sau một giai đoạn giảm từ áp lực bán của khối ngoại trước đó. Đáng chú ý, dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài đã có dấu hiệu quay trở lại, nhất là dòng tiền của 2 quỹ ETF.”
Trong tuần cuối cùng của tháng Chín, các nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển từ hoạt bán ròng sang mua ròng. Trên sàn HoSE, khối ngoại đã mua 12,7 triệu cổ phiếu đạt, giá trị 421 tỷ đồng và bán ra 9,7 triệu cổ phiếu đạt 328 tỷ đồng, theo đó giá trị mua ròng đạt xấp xỉ 93 tỷ đồng.
Sự nhiệt tình giải ngân của khối ngoại được thể hiện khá ấn tượng trong phiên điều chỉnh (1/10) với khối lượng mua ròng 1,6 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 63 tỷ đồng trên sàn HoSE.
Cơ hội ngắn hạn
Chuyên gia phân tích Nguyễn Hữu Việt thuộc Công ty Chứng khoán IRS nhận định, theo thống kê đây là phiên giao dịch thứ 7 tính từ đầu năm 2013, thanh khoản đạt xấp xỉ 100 triệu đơn vị trên sàn HSX. Tuy nhiên trong 6 lần trước đó thì có 5 tới lần thị trường sau đó đã rơi vào vùng đỉnh ngắn hạn. Một lần duy nhất thị trường bỏ qua tín hiệu phân phối ở diễn biến thanh khoản và tiếp tục tăng tốc mạnh mẽ trong khoảng 1 tuần giao dịch sau đó (3/1/2013)
Câu hỏi đặt ra là thị trường hiện tại sẽ lặp lại lần duy nhất đó, hay kết thúc giống 5 lần còn lại?
“Câu trả lời đúng nhất là trên thị trường chứng khoán là không có thời điểm nào hoàn toàn giống nhau. Nhưng có một số góc độ cho thấy, trước thời điểm 3/1, thị trường cũng được dẫn dắt bởi nhóm cổ phiếu đầu cơ, trong đó mạnh mẽ nhất là nhóm cổ phiếu PVX, SCR, ITA, KBC, VCG. Nhóm cổ phiếu Blue-chip tỏ ra khá chậm chạp (duy nhất BVH, VCB là những trường hợp hiếm hoi tăng giá mạnh sau đợt cơ cấu danh mục quý IV/2012 của các ETF) và CSM, DRC, HPG, DPM, HSG…chỉ thật sự bứt phá sau ngày 3/1. Ở đây, có thể hiểu ngày 3/1 là ngày mà các dòng tiền lớn chảy mạnh mẽ vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn để đón đầu sóng tăng trưởng,” ông Việt phân tích.
Với diễn biến trong hiện tại, ông Việt đề cập đến bối cảnh phiên giao dịch với thanh khoản lớn (1/10) có thể là sự trở lại mạnh mẽ của dòng tiền vào nhóm cổ phiếu lớn. Song, ông Việt vẫn khuyến cáo các nhà đầu tư cần thận trọng và nên dừng mua với tỷ trọng quá cao cho dù áp lực bán ra chưa có tín hiệu.
Theo ông Nguyễn Trần Anh, một nhà đầu tư tại Hà Nội, thị trường đang thể hiện đúng diễn biến của nền kinh tế, sự kỳ vọng chỉ có thể đặt vào một vài mã chứng khoán có kết quả kinh doanh hiệu quả. Sự hồi phục trên thị trường chỉ có thể mang tính ngắn hạn. Ông Trần Anh cũng cho biết, mặc dù đợt tăng trưởng cuối tháng Chín đã có những cơ hội nhất định nhưng ông cũng chỉ tham gia khoảng 30% vốn vào thị trường.
Trong báo cáo gần đây nhất, cả hai ngân hàng nước ngoài lớn (HSBC và ADB) tại Việt Nam đều có báo cáo đánh giá về sự phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.
Kết quả phiên giao dịch (2/10) thị trường chứng khoán Việt Nam cũng lấy lại đà hồi phục với mức thanh khoản trên toàn thị trường đạt 104 triệu đợn vị, giá trị tương ứng 1.251 tỷ đồng.
“Về ngắn hạn, tôi vẫn cho rằng thị trường sẽ duy trì đà tăng và hướng tới các mức cao trên mức 500 điểm trong thời gian tới và các nhịp điều chỉnh trên thị trường trong các phiên tới có thể được xem là cơ hội mua vào tại vùng giá thấp trong xu hướng tăng ngắn hạn,” ông Nguyễn Thế Minh nhận định./.
Thị trường chứng khoán khoán bước sang tháng Mười bằng một phiên (1/10) điều chỉnh nhẹ trên cả hai sàn Nam-Bắc, tuy nhiên thanh khoản trong phiên lại tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng khối lượng chứng khoán chuyển nhượng trên thị trường đạt 139 triệu đơn vị tương ứng giá trị gần 2.000 tỷ đồng.
Khối ngoại mạnh tay
Trước đó trong tháng Chín, thị trường đã có một đợt phục hồi khá ấn tượng, HNX-Index tăng liên tục trong 8 phiên, từ mức 58,73 điểm (18/9) lên mức 60,95 điểm (30/9). Tương tự, chỉ số VN-Index cũng đi lên từ mức 474,26 điểm (18/9) lên mức 492,63 điểm (30/9). Bên cạnh đó, mức thanh khoản trên toàn thị trường cũng được cải thiện đáng kể.
Theo ông Nguyễn Thế Minh, Chuyên viên phân tích, Công ty chứng khoán Bản Việt, “thị trường đã có đợt tăng điểm tích cực từ giữa tháng 9/2013. Đặc biệt là sự tham gia của nhóm cổ phiếu trụ cột với vai trò dẫn dắt đầu sóng tăng vừa qua và điều này được xem là sự khởi đầu của một con sóng khá vững sau một giai đoạn giảm từ áp lực bán của khối ngoại trước đó. Đáng chú ý, dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài đã có dấu hiệu quay trở lại, nhất là dòng tiền của 2 quỹ ETF.”
Trong tuần cuối cùng của tháng Chín, các nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển từ hoạt bán ròng sang mua ròng. Trên sàn HoSE, khối ngoại đã mua 12,7 triệu cổ phiếu đạt, giá trị 421 tỷ đồng và bán ra 9,7 triệu cổ phiếu đạt 328 tỷ đồng, theo đó giá trị mua ròng đạt xấp xỉ 93 tỷ đồng.
Sự nhiệt tình giải ngân của khối ngoại được thể hiện khá ấn tượng trong phiên điều chỉnh (1/10) với khối lượng mua ròng 1,6 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 63 tỷ đồng trên sàn HoSE.
Cơ hội ngắn hạn
Chuyên gia phân tích Nguyễn Hữu Việt thuộc Công ty Chứng khoán IRS nhận định, theo thống kê đây là phiên giao dịch thứ 7 tính từ đầu năm 2013, thanh khoản đạt xấp xỉ 100 triệu đơn vị trên sàn HSX. Tuy nhiên trong 6 lần trước đó thì có 5 tới lần thị trường sau đó đã rơi vào vùng đỉnh ngắn hạn. Một lần duy nhất thị trường bỏ qua tín hiệu phân phối ở diễn biến thanh khoản và tiếp tục tăng tốc mạnh mẽ trong khoảng 1 tuần giao dịch sau đó (3/1/2013)
Câu hỏi đặt ra là thị trường hiện tại sẽ lặp lại lần duy nhất đó, hay kết thúc giống 5 lần còn lại?
“Câu trả lời đúng nhất là trên thị trường chứng khoán là không có thời điểm nào hoàn toàn giống nhau. Nhưng có một số góc độ cho thấy, trước thời điểm 3/1, thị trường cũng được dẫn dắt bởi nhóm cổ phiếu đầu cơ, trong đó mạnh mẽ nhất là nhóm cổ phiếu PVX, SCR, ITA, KBC, VCG. Nhóm cổ phiếu Blue-chip tỏ ra khá chậm chạp (duy nhất BVH, VCB là những trường hợp hiếm hoi tăng giá mạnh sau đợt cơ cấu danh mục quý IV/2012 của các ETF) và CSM, DRC, HPG, DPM, HSG…chỉ thật sự bứt phá sau ngày 3/1. Ở đây, có thể hiểu ngày 3/1 là ngày mà các dòng tiền lớn chảy mạnh mẽ vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn để đón đầu sóng tăng trưởng,” ông Việt phân tích.
Với diễn biến trong hiện tại, ông Việt đề cập đến bối cảnh phiên giao dịch với thanh khoản lớn (1/10) có thể là sự trở lại mạnh mẽ của dòng tiền vào nhóm cổ phiếu lớn. Song, ông Việt vẫn khuyến cáo các nhà đầu tư cần thận trọng và nên dừng mua với tỷ trọng quá cao cho dù áp lực bán ra chưa có tín hiệu.
Theo ông Nguyễn Trần Anh, một nhà đầu tư tại Hà Nội, thị trường đang thể hiện đúng diễn biến của nền kinh tế, sự kỳ vọng chỉ có thể đặt vào một vài mã chứng khoán có kết quả kinh doanh hiệu quả. Sự hồi phục trên thị trường chỉ có thể mang tính ngắn hạn. Ông Trần Anh cũng cho biết, mặc dù đợt tăng trưởng cuối tháng Chín đã có những cơ hội nhất định nhưng ông cũng chỉ tham gia khoảng 30% vốn vào thị trường.
Trong báo cáo gần đây nhất, cả hai ngân hàng nước ngoài lớn (HSBC và ADB) tại Việt Nam đều có báo cáo đánh giá về sự phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.
Kết quả phiên giao dịch (2/10) thị trường chứng khoán Việt Nam cũng lấy lại đà hồi phục với mức thanh khoản trên toàn thị trường đạt 104 triệu đợn vị, giá trị tương ứng 1.251 tỷ đồng.
“Về ngắn hạn, tôi vẫn cho rằng thị trường sẽ duy trì đà tăng và hướng tới các mức cao trên mức 500 điểm trong thời gian tới và các nhịp điều chỉnh trên thị trường trong các phiên tới có thể được xem là cơ hội mua vào tại vùng giá thấp trong xu hướng tăng ngắn hạn,” ông Nguyễn Thế Minh nhận định./.
Linh Chi (Vietnam+)