Sau phiên lao dốc ngày hôm trước do những lo ngại về triển vọng kinh tế, chứng khoán châu Á mở cửa phiên giao dịch cuối tuần ngày 21/9 đã biến động không đồng nhất trong bối cảnh chứng khoán Mỹ đêm trước (20/9) và châu Âu cũng biến động trái chiều.
Hai trong số ba chỉ số chính của khu vực là Hang Seng của Hong Kong và Nikkei 225 của Nhật Bản đi lên, với các mức tăng lần lượt là 0,52% và 0,29%, trong khi Shanghai Composite của Trung Quốc tiếp tục để mất 2,99 điểm, lùi về 2.021,85 điểm, tiếp tục rời xa mức đóng cửa thấp nhất trong 43 tháng qua là 2.024,84 điểm, được thiết lập trong phiên hôm qua (20/9).
Đêm trước (20/9), chứng khoán Mỹ cũng có một phiên tăng giảm trái chiều với Dow Jones Industrial Average đóng cửa tăng 18,97 điểm (0,14%) lên 13.596,93 điểm; S&P 500 mất 0,79% (0,05%) xuống 1.460,26 điểm trong khi Nasdaq tụt 6,66 điểm (0,21%) xuống 3.175,96 điểm.
Chứng khoán Mỹ mở cửa phiên này trong bối cảnh chứng khoán châu Á và châu Âu mất điểm mạnh vì những số liệu đáng thất vọng trong lĩnh vực công nghiệp ở cả hai khu vực, cho thấy nền kinh tế vẫn tiếp tục đi xuống.
Trong khi đó, các số liệu kinh tế của Mỹ cũng phần lớn u ám: con số thất nghiệp theo tuần vẫn không được cải thiện, một số chỉ số kinh tế quan trọng vẫn giảm nhẹ, chỉ số hoạt động kinh tế của khu vực Philadelphia vẫn yếu kém...
Còn tại châu Âu cùng ngày 20/9, các sàn chứng khoán trong khu vực đã phần lớn giảm điểm, do bị ảnh hưởng bởi các số liệu xấu về sản xuất công nghiệp tại châu Âu và Trung Quốc, bất chấp tin tốt từ Tây Ban Nha cho biết chính phủ nước này phát hành thành công 4,799 tỷ euro trái phiếu kỳ hạn 10 năm.
Đóng cửa phiên 20/9, cả ba chỉ số chính của châu Âu đều đi xuống, trong đó FTSE 100 của London giảm 0,57% xuống 5.854,64 điểm; CAC 40 của Paris tụt 0,62% về 3.509,92 điểm và DAX 30 của Đức mất nhẹ 0,02% xuống 7.389,49 điểm./.
Hai trong số ba chỉ số chính của khu vực là Hang Seng của Hong Kong và Nikkei 225 của Nhật Bản đi lên, với các mức tăng lần lượt là 0,52% và 0,29%, trong khi Shanghai Composite của Trung Quốc tiếp tục để mất 2,99 điểm, lùi về 2.021,85 điểm, tiếp tục rời xa mức đóng cửa thấp nhất trong 43 tháng qua là 2.024,84 điểm, được thiết lập trong phiên hôm qua (20/9).
Đêm trước (20/9), chứng khoán Mỹ cũng có một phiên tăng giảm trái chiều với Dow Jones Industrial Average đóng cửa tăng 18,97 điểm (0,14%) lên 13.596,93 điểm; S&P 500 mất 0,79% (0,05%) xuống 1.460,26 điểm trong khi Nasdaq tụt 6,66 điểm (0,21%) xuống 3.175,96 điểm.
Chứng khoán Mỹ mở cửa phiên này trong bối cảnh chứng khoán châu Á và châu Âu mất điểm mạnh vì những số liệu đáng thất vọng trong lĩnh vực công nghiệp ở cả hai khu vực, cho thấy nền kinh tế vẫn tiếp tục đi xuống.
Trong khi đó, các số liệu kinh tế của Mỹ cũng phần lớn u ám: con số thất nghiệp theo tuần vẫn không được cải thiện, một số chỉ số kinh tế quan trọng vẫn giảm nhẹ, chỉ số hoạt động kinh tế của khu vực Philadelphia vẫn yếu kém...
Còn tại châu Âu cùng ngày 20/9, các sàn chứng khoán trong khu vực đã phần lớn giảm điểm, do bị ảnh hưởng bởi các số liệu xấu về sản xuất công nghiệp tại châu Âu và Trung Quốc, bất chấp tin tốt từ Tây Ban Nha cho biết chính phủ nước này phát hành thành công 4,799 tỷ euro trái phiếu kỳ hạn 10 năm.
Đóng cửa phiên 20/9, cả ba chỉ số chính của châu Âu đều đi xuống, trong đó FTSE 100 của London giảm 0,57% xuống 5.854,64 điểm; CAC 40 của Paris tụt 0,62% về 3.509,92 điểm và DAX 30 của Đức mất nhẹ 0,02% xuống 7.389,49 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)