Đêm thứ hai trên tàu Vạn Hoa. Vượt khỏi âu chắn gió Phú Quý, sóng bắt đầu ràn rạt kín đuôi tàu. Gió giật trên cấp 6 khiến hơn 30 người trên tàu nghiêng ngả. Càng về sáng, sóng càng dữ, mặt trăng đỏ ngầu góc xa.
Vượt lên trên tất cả những khó khăn ấy, Thượng úy Nguyễn Minh Hải vẫn trần mình cùng sóng, gió để chuẩn bị bữa cơm ngày mới cho cả đoàn.
Nấu ăn trên tàu như làm xiếc!
Một ngày trên tàu Vạn Hoa bao giờ cũng bắt đầu bằng tiếng xoong nồi lạch cạch từ bếp ăn vọng ra. Tờ mờ sáng, khi cả đoàn còn ngái ngủ, Thượng úy Nguyễn Minh Hải đã thức dậy. Phía ngoài cầu tàu, sóng vẫn bắn trắng xóa.
Nấu ăn là công việc rất quen thuộc, tuy nhiên nấu ăn ở trên tàu biển, nhất là vào mùa cuối năm, sóng to, gió lớn như thế này thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Để mỗi bữa phục vụ hơn 30 suất ăn đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh trong điều kiện như thế không phải chuyện đơn giản.
Điều đáng nói hơn, toàn bộ tàu Vạn Hoa chỉ có 3 người làm công tác cấp dưỡng và tất cả đều không chuyên. Nếu không tham gia hành trình thì họ là những lái xe, thợ sửa hay cán bộ, chiến sỹ của Trung đoàn 451, Vùng 4 Hải Quân.
Đây là lần thứ hai Trung úy Nguyễn Minh Hải trở thành anh nuôi trên tàu, phục vụ đoàn công tác dịp cuối năm. Vừa lúi húi với nồi nước đang chòng chành vì sóng, anh chia sẻ: “Nấu ăn trên biển bình thường đã khó vì sàn tàu liên tục nghiêng, nấu ăn vào mùa gió lớn cuối năm như bây giờ càng cực.”
Nói đoạn, Hải chỉ tay ra phía chiếc tủ lạnh nằm trong phòng Câu lạc bộ sỹ quan. Toàn bộ hai cánh cửa của tủ được “chằng” kín bằng dây thừng, chân tủ được gắn cố định với một khung hàn chết với sàn.
“Như thế dù sóng có to nữa, tủ vẫn được an toàn,” Hải cho hay.
Vất vả nhất là lúc bắt đầu bắc nồi lên bếp. Sóng liên tục từ mặt biển đập uỳnh uỳnh vào thành tàu khiến người đứng trên boong còn không vững. Nồi vừa đặt lên bếp đã bắt đầu vũ điệu “xoay, lắc” dữ dội.
“Làm việc này khó nhất là lúc mưa bão, chỉ cần không cẩn thận một chút thôi là bị bỏng ngay. Chúng tôi phải vừa nấu vừa buộc nồi lại vào thành bếp hoặc một người nấu thì có 2 người giữ nồi,” anh Hải kể.
Đã cẩn thận đến vậy, nhưng những anh nuôi trên tàu vẫn chẳng thể tránh khỏi cảnh cả nồi cơm bỗng bị bay ra khỏi bếp.
Đêm đầu tiên khi tàu Vạn Hoa rời âu chắn gió trên đảo Phú Quý, gió bất ngờ mạnh lên cấp 6. Toàn thuyền rung lắc dữ dội. Người khỏe sóng nhất đoàn cũng phải lử đử vì mệt. Bất chấp điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tổ cấp dưỡng 3 người VH785 vẫn đánh vật với cơn say sóng đang lừ lừ leo từ chân tới đầu để nấu ăn cho cả đoàn.
Khi nồi cơm lớn 15 người ăn vừa kịp sôi trên bếp, bất ngờ, từ phía mạn phải, một cơn sóng lớn bất ngờ đập dữ dội vào thành tàu. Chiếc tàu hải quân chồm lên, khiến cả bếp ăn nghiêng về một phía. Nồi cơm lớn bị sức ép văng ra, bay đập thẳng vào vách. Cả nồi cơm mới nghi ngút mới đây đổ tràn ra hành lang chật hẹp.
Thấy chúng tôi mắt tròn mắt dẹt, thiếu úy trẻ Nguyễn Minh Thành cười như không hề có chuyện gì xảy ra. Chàng trai đến từ mảnh đất Thanh Hóa cằn cỗi bảo như thế vẫn chưa là gì, có những lúc, sóng còn đánh nước sôi bắn thẳng lên người. Nấu ăn trên tàu lúc biển động không khác gì làm xiếc vậy.
“Ban đầu, anh em trên tàu đều nghĩ tối đa đi 20 ngày nên lương thực, rau xanh mang theo không đủ. Quá thời gian quy định, gạo hết, rau xanh cũng không còn, cái đói bắt đầu hành hạ. Lúc này, mặc dù vẫn còn lương khô, nhưng cả tàu vẫn phải tự tăng gia bằng cách câu cá trên biển.”
Nhưng chừng ấy khó khăn vẫn không thể xóa được nụ cười thường trực của anh em. Anh Thành bảo, có đi thế mới thấy quý cái ăn, cái uống, và yêu hơn biển đảo Tổ quốc mình.
Anh nuôi ở đảo Hòn Tre
Một ngày của trung úy Lê Đức Dương bắt đầu từ lúc 4 giờ sáng, khi các đồng đội còn say giấc ngủ thì anh đã phải bật dậy chuẩn bị bữa sáng. Là lính hậu cần, công việc của anh Dương là đảm bảo ngày ba bữa cơm đầy đủ chất cho đồng đội.
Vừa chế biến các món ăn cho bữa “tiệc” đãi đoàn, Trung úy Doãn vừa bộc bạch: "Ở đất liền, công việc của những người lính hậu cần vất vả một thì ở các đảo xa vất vả gấp nhiều lần. Bởi ở đây, nguồn nước rất hạn chế, rau xanh không sao mọc được.”
Bởi vậy, ngoài số lương thực, thực phẩm từ đất liền mang ra, trung úy Dương cùng đồng đội trên đảo cằn Hòn Tre còn phải tìm mọi cách để tăng gia chăn nuôi lợn, gà để cải thiện bữa ăn hàng ngày.
Chỉ tay ra đàn lợn mọi hơn 30 con đang đòi ăn trên sân sau của trạm, anh Dương cho hay có lẽ trong tất cả các hệ thống đảo gần, xa của vùng 4, duy nhất chỉ có ở Hòn Tre, lính hải quân mới gây dựng được đàn lợn lớn như thế này.
Bắt nguồn từ cái khó của việc thiếu nước, cây rau không thể lớn được, các chiến sỹ trên đảo Hòn Tre nghĩ cách tăng gia từ mô hình chăn nuôi tự nhiên.
“Đầu năm 2007, trạm nhập về 3 con heo mọi để nuôi thử. Trải qua vài năm, bây giờ cả đàn đã lên tới 35 con,” trung úy Dương hồ hởi khoe.
Điều đặc biệt nhất, toàn bộ đàn lợn của trạm được thả rông, ngày ngày tự vào rừng kiếm cây cỏ. Thậm chí tới lúc đẻ, chúng cũng dắt nhau ra xa trạm, tới lúc “mẹ tròn con vuông” mới lũ lượt kéo nhau về.
“Nhờ mô hình này, mỗi năm đơn vị tăng gia đều vượt chỉ tiêu. Không những thế, đến Tết, lính đảo cũng được mổ lợn do chính tay mình chăm bẵm, cảm giác giống những ngày còn đón năm mới ở đất liền,” anh Dương cho hay.
Ngoài thịt lợn, thịt gà, mỗi dịp Tết Cổ truyền, anh Dương còn cố gắng bắt tàu ra tận Nha Trang, mang về mấy chục tấm lá dong để anh em trên đảo cùng gói bánh chưng.
“Đi xa một chút, nhưng mang được không khí Tết về đảo, tôi thấy rất vui. Làm như thế, anh em chiến sỹ trẻ mới ra biển cũng bớt chút nhớ nhà.”
Gần 10 năm gắn với đảo cằn, gần 10 cái Tết đầy đủ cho anh em, trung úy Dương từ lúc nào đã coi Hòn Tre, biển và đảo là ngôi nhà thứ 2 thân thiết của mình./.
Vượt lên trên tất cả những khó khăn ấy, Thượng úy Nguyễn Minh Hải vẫn trần mình cùng sóng, gió để chuẩn bị bữa cơm ngày mới cho cả đoàn.
Nấu ăn trên tàu như làm xiếc!
Một ngày trên tàu Vạn Hoa bao giờ cũng bắt đầu bằng tiếng xoong nồi lạch cạch từ bếp ăn vọng ra. Tờ mờ sáng, khi cả đoàn còn ngái ngủ, Thượng úy Nguyễn Minh Hải đã thức dậy. Phía ngoài cầu tàu, sóng vẫn bắn trắng xóa.
Nấu ăn là công việc rất quen thuộc, tuy nhiên nấu ăn ở trên tàu biển, nhất là vào mùa cuối năm, sóng to, gió lớn như thế này thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Để mỗi bữa phục vụ hơn 30 suất ăn đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh trong điều kiện như thế không phải chuyện đơn giản.
Điều đáng nói hơn, toàn bộ tàu Vạn Hoa chỉ có 3 người làm công tác cấp dưỡng và tất cả đều không chuyên. Nếu không tham gia hành trình thì họ là những lái xe, thợ sửa hay cán bộ, chiến sỹ của Trung đoàn 451, Vùng 4 Hải Quân.
Đây là lần thứ hai Trung úy Nguyễn Minh Hải trở thành anh nuôi trên tàu, phục vụ đoàn công tác dịp cuối năm. Vừa lúi húi với nồi nước đang chòng chành vì sóng, anh chia sẻ: “Nấu ăn trên biển bình thường đã khó vì sàn tàu liên tục nghiêng, nấu ăn vào mùa gió lớn cuối năm như bây giờ càng cực.”
Nói đoạn, Hải chỉ tay ra phía chiếc tủ lạnh nằm trong phòng Câu lạc bộ sỹ quan. Toàn bộ hai cánh cửa của tủ được “chằng” kín bằng dây thừng, chân tủ được gắn cố định với một khung hàn chết với sàn.
“Như thế dù sóng có to nữa, tủ vẫn được an toàn,” Hải cho hay.
Vất vả nhất là lúc bắt đầu bắc nồi lên bếp. Sóng liên tục từ mặt biển đập uỳnh uỳnh vào thành tàu khiến người đứng trên boong còn không vững. Nồi vừa đặt lên bếp đã bắt đầu vũ điệu “xoay, lắc” dữ dội.
“Làm việc này khó nhất là lúc mưa bão, chỉ cần không cẩn thận một chút thôi là bị bỏng ngay. Chúng tôi phải vừa nấu vừa buộc nồi lại vào thành bếp hoặc một người nấu thì có 2 người giữ nồi,” anh Hải kể.
Đã cẩn thận đến vậy, nhưng những anh nuôi trên tàu vẫn chẳng thể tránh khỏi cảnh cả nồi cơm bỗng bị bay ra khỏi bếp.
Đêm đầu tiên khi tàu Vạn Hoa rời âu chắn gió trên đảo Phú Quý, gió bất ngờ mạnh lên cấp 6. Toàn thuyền rung lắc dữ dội. Người khỏe sóng nhất đoàn cũng phải lử đử vì mệt. Bất chấp điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tổ cấp dưỡng 3 người VH785 vẫn đánh vật với cơn say sóng đang lừ lừ leo từ chân tới đầu để nấu ăn cho cả đoàn.
Khi nồi cơm lớn 15 người ăn vừa kịp sôi trên bếp, bất ngờ, từ phía mạn phải, một cơn sóng lớn bất ngờ đập dữ dội vào thành tàu. Chiếc tàu hải quân chồm lên, khiến cả bếp ăn nghiêng về một phía. Nồi cơm lớn bị sức ép văng ra, bay đập thẳng vào vách. Cả nồi cơm mới nghi ngút mới đây đổ tràn ra hành lang chật hẹp.
Thấy chúng tôi mắt tròn mắt dẹt, thiếu úy trẻ Nguyễn Minh Thành cười như không hề có chuyện gì xảy ra. Chàng trai đến từ mảnh đất Thanh Hóa cằn cỗi bảo như thế vẫn chưa là gì, có những lúc, sóng còn đánh nước sôi bắn thẳng lên người. Nấu ăn trên tàu lúc biển động không khác gì làm xiếc vậy.
“Ban đầu, anh em trên tàu đều nghĩ tối đa đi 20 ngày nên lương thực, rau xanh mang theo không đủ. Quá thời gian quy định, gạo hết, rau xanh cũng không còn, cái đói bắt đầu hành hạ. Lúc này, mặc dù vẫn còn lương khô, nhưng cả tàu vẫn phải tự tăng gia bằng cách câu cá trên biển.”
Nhưng chừng ấy khó khăn vẫn không thể xóa được nụ cười thường trực của anh em. Anh Thành bảo, có đi thế mới thấy quý cái ăn, cái uống, và yêu hơn biển đảo Tổ quốc mình.
Anh nuôi ở đảo Hòn Tre
Một ngày của trung úy Lê Đức Dương bắt đầu từ lúc 4 giờ sáng, khi các đồng đội còn say giấc ngủ thì anh đã phải bật dậy chuẩn bị bữa sáng. Là lính hậu cần, công việc của anh Dương là đảm bảo ngày ba bữa cơm đầy đủ chất cho đồng đội.
Vừa chế biến các món ăn cho bữa “tiệc” đãi đoàn, Trung úy Doãn vừa bộc bạch: "Ở đất liền, công việc của những người lính hậu cần vất vả một thì ở các đảo xa vất vả gấp nhiều lần. Bởi ở đây, nguồn nước rất hạn chế, rau xanh không sao mọc được.”
Bởi vậy, ngoài số lương thực, thực phẩm từ đất liền mang ra, trung úy Dương cùng đồng đội trên đảo cằn Hòn Tre còn phải tìm mọi cách để tăng gia chăn nuôi lợn, gà để cải thiện bữa ăn hàng ngày.
Chỉ tay ra đàn lợn mọi hơn 30 con đang đòi ăn trên sân sau của trạm, anh Dương cho hay có lẽ trong tất cả các hệ thống đảo gần, xa của vùng 4, duy nhất chỉ có ở Hòn Tre, lính hải quân mới gây dựng được đàn lợn lớn như thế này.
Bắt nguồn từ cái khó của việc thiếu nước, cây rau không thể lớn được, các chiến sỹ trên đảo Hòn Tre nghĩ cách tăng gia từ mô hình chăn nuôi tự nhiên.
“Đầu năm 2007, trạm nhập về 3 con heo mọi để nuôi thử. Trải qua vài năm, bây giờ cả đàn đã lên tới 35 con,” trung úy Dương hồ hởi khoe.
Điều đặc biệt nhất, toàn bộ đàn lợn của trạm được thả rông, ngày ngày tự vào rừng kiếm cây cỏ. Thậm chí tới lúc đẻ, chúng cũng dắt nhau ra xa trạm, tới lúc “mẹ tròn con vuông” mới lũ lượt kéo nhau về.
“Nhờ mô hình này, mỗi năm đơn vị tăng gia đều vượt chỉ tiêu. Không những thế, đến Tết, lính đảo cũng được mổ lợn do chính tay mình chăm bẵm, cảm giác giống những ngày còn đón năm mới ở đất liền,” anh Dương cho hay.
Ngoài thịt lợn, thịt gà, mỗi dịp Tết Cổ truyền, anh Dương còn cố gắng bắt tàu ra tận Nha Trang, mang về mấy chục tấm lá dong để anh em trên đảo cùng gói bánh chưng.
“Đi xa một chút, nhưng mang được không khí Tết về đảo, tôi thấy rất vui. Làm như thế, anh em chiến sỹ trẻ mới ra biển cũng bớt chút nhớ nhà.”
Gần 10 năm gắn với đảo cằn, gần 10 cái Tết đầy đủ cho anh em, trung úy Dương từ lúc nào đã coi Hòn Tre, biển và đảo là ngôi nhà thứ 2 thân thiết của mình./.
Sơn Bách (Vietnam+)