Phạm Văn Công - người đã có mười ba mùa xuân trong tù truyền “bí kíp” bắt lợn cho các phạm nhân, chuẩn bị nấu bánh chưng Tết Nguyên Đán Canh Dần ở trại giam Hồng Ca - Yên Bái.
Ra tù lại nhớ Tết… trại
Tết trong trại giam cũng rất ấm áp, sung túc với thịt mỡ dưa hành, các trò chơi vui xuân và sắc đào hồng phai hệt ngoài cuộc đời tự do.
Lúc chúng tôi đến Hồng Ca, các phạm nhân đang nô nức sang sửa cảnh quan, buồng trại chuẩn bị đón Tết. Có người vẫn nói “đã đi tù là không ngoan” nhưng quan sát những người đàn ông vốn khét tiếng là “đầu yêu trán quỉ” một thời vẫn thấy thấp thoáng hình bóng người cha, người chồng trụ cột của gia đình.
Phạm nhân Trương Đức Hạnh, án 6 năm vì tội tham ô công quỹ bảo hiểm tâm sự: “Mất tự do khi trên đầu hai thứ tóc, thiếu vắng cảnh sum họp gia đình nhưng mỗi độ Tết đến lòng dạ lại bồi hồi, hy vọng như trẻ con được sắm áo mới…”
Chiều ngày Tết trong trại giam, gió đông bắc căm căm rít réo nhìn toán phạm nhân tỉ mẩn xén hoa, toán khác xúm xít bắt lợn, rửa lá dong, gói bánh chưng sao hiền, khéo lạ.
Chúng tôi hào hứng khi được giám thị trại thông báo chuẩn bị tinh thần đi “thực tế” cảnh phạm nhân “làm xiếc” bắt… lợn.
Con đường đất ngoằn nghèo đến khu chăn nuôi sản xuất của trại được giới thiệu là “gần lắm, mỗi ngày phó giám thị vẫn đi bộ năm vòng tập thể dục” khiến chúng tôi toát mồ hôi hột mới đi tới nơi.
Tiếng lợn kêu éc éc, tiếng cười nói rôm rả của các phạm nhân, thử tài, thách đố nhau vui như đang ở hội làng. Thử vài ba kèo, vần lộn “làm xiếc” với bầy lợn trong chuồng mà toán phạm nhân vẫn chưa “tóm” được chú nào.
Bỗng một giọng nói ồm ồm phát ra từ trong góc nhà: “Chán lũ chúng mày, mang tiếng đại ca giang hồ, đầu yêu trán quỉ mà bắt không nổi một con lợn. Dùng đầu gối đè lên bụng thì lợn mới nằm im chịu chết. Xa đời lâu quá rồi các con ơi…”
Chợt nận ra nhân vật vừa “mạnh giọng” không phải của giám thị mà là một phạm nhân già dáng lụ khụ, nét mặt còn rắn rỏi. Gọi là phạm nhân già vì Phạm Văn Công nay đã 61 tuổi, án 14 năm tội buôn bán ma túy đến nay đã qua 13 mùa xuân trong trại.
Ông Công rớm nước mắt trong tuổi đã xế chiều “sau khi đi tù thì vợ cũng gửi đơn li hôn, kể từ đó đã 12 năm không một bóng người nhà đến thăm. Tết đến lại thêm lần cay đắng, thèm tình ruột rà máu mủ, cũng do mình lầm lỡ…”
Chúng tôi hiểu thêm về tình nghĩa người tù khi Phạm Văn Công bồi hồi: “Chỉ 30 ngày nữa, tôi sẽ được tự do, may thay được ăn nốt cái tết Canh Dần với anh em, cán bộ trong trại. Nhiều khi nghĩ số phận nghiệt ngã trói mình vào lồng, nhưng tình nghĩa, anh em cùng cảnh ngộ khiến sự giam hãm lại hóa thành gia đình…”
Chờ mùa “Xuân Xá”
Một đôi vợ chồng dân tộc Tày ngồi rúm ró ngóng bóng con trước phòng thăm gặp, tâm sự: “Tết này xuống thăm con mà chẳng sắm sanh được gì vì năm rồi mất mùa, lợn gà dịch bệnh chết hết cả, chạy vạy được 2 triệu tiền đi đường. Chốc nữa gặp thì khuyên nó cải tạo tốt rồi cho cháu 300.000 đồng. Chiều hai thân già lại ngược về Lào Cai lo tết vội cho các cháu...”
Phạm nhân Nguyễn Ngọc Phan, nguyên cán bộ quản lý thị trường bị án 7 năm vì tội liên quan đến ma túy, lúi húi xay sắn cho lợn ăn, buồn buồn nói: “Tết trong tù còn là mùa 'xuân xá'. Tết năm nay không có đặc xá nên không khí anh em trong trại kém sôi động một chút. Như tôi đây dù chưa nằm trong diện được hưởng khoan hồng nhưng nhìn anh em được hưởng 'xuân xá', tự do về với gia đình lòng mình cũng xênh xang hy vọng về cánh cửa cuộc đời vẫn rộng mở cho những người lầm lỡ.”
Giữa buổi chiều ngày Tết, gió đông bắc căm căm rít réo, trong căn phòng thăm gặp một cụ già ở tận Xi Ma Cai mắt đỏ hoe, run run. Cụ là Giàng Y Phù đến thăm gặp đứa cháu đích tôn tên Díu mới 27 tuổi nhưng bị án chung thân vì buôn bán ma túy.
Chúng tôi ái ngại, xa xót trước câu chuyện một gia đình bị hủy hoại tàn khốc bởi cái chết trắng ở vùng núi cao. Cũng vì ma túy, bố đẻ của Díu bị lĩnh án chung thân, mẹ ruột và vợ Díu chịu chung 16 năm tù, bỏ lại đứa con trai còn đỏ hỏn cũng là chắt nội cho cụ.
Cụ xúc động: “Già bán nốt con lợn được một triệu đồng đi thăm cháu đích tôn, con trai, con dâu và cháu dâu thì già phải bỏ thôi, cái túi không còn tiền, cái chân mỏi lắm rồi. Già nói thằng Díu rồi, phải nghe lời cán bộ thì mùa xuân về Đảng và nhà nước sẽ giảm án tù, về với con nó. Già còn nhắm mắt về với trời.”
Chia tay những con người lầm lỡ đang cố gắng sửa sai, chúng tôi vẫn như còn nghe thấy lời của Trưởng giám thị trại Hồng Ca - Thượng tá Phạm Văn Khá: “Trại Hồng Ca khó khăn vào bậc nhất cả nước nhưng ngày Tết mỗi phạm nhân có khẩu phần thực phẩm gấp năm ngày bình thường, được thể hiện tài năng làm bánh chưng, chơi thể thao, văn nghệ, thăm gặp gia đình, sum họp vợ con ở căn phòng hạnh phúc… sung túc, ấm cúng như ở nhà, quê hương”./.
Ra tù lại nhớ Tết… trại
Tết trong trại giam cũng rất ấm áp, sung túc với thịt mỡ dưa hành, các trò chơi vui xuân và sắc đào hồng phai hệt ngoài cuộc đời tự do.
Lúc chúng tôi đến Hồng Ca, các phạm nhân đang nô nức sang sửa cảnh quan, buồng trại chuẩn bị đón Tết. Có người vẫn nói “đã đi tù là không ngoan” nhưng quan sát những người đàn ông vốn khét tiếng là “đầu yêu trán quỉ” một thời vẫn thấy thấp thoáng hình bóng người cha, người chồng trụ cột của gia đình.
Phạm nhân Trương Đức Hạnh, án 6 năm vì tội tham ô công quỹ bảo hiểm tâm sự: “Mất tự do khi trên đầu hai thứ tóc, thiếu vắng cảnh sum họp gia đình nhưng mỗi độ Tết đến lòng dạ lại bồi hồi, hy vọng như trẻ con được sắm áo mới…”
Chiều ngày Tết trong trại giam, gió đông bắc căm căm rít réo nhìn toán phạm nhân tỉ mẩn xén hoa, toán khác xúm xít bắt lợn, rửa lá dong, gói bánh chưng sao hiền, khéo lạ.
Chúng tôi hào hứng khi được giám thị trại thông báo chuẩn bị tinh thần đi “thực tế” cảnh phạm nhân “làm xiếc” bắt… lợn.
Con đường đất ngoằn nghèo đến khu chăn nuôi sản xuất của trại được giới thiệu là “gần lắm, mỗi ngày phó giám thị vẫn đi bộ năm vòng tập thể dục” khiến chúng tôi toát mồ hôi hột mới đi tới nơi.
Tiếng lợn kêu éc éc, tiếng cười nói rôm rả của các phạm nhân, thử tài, thách đố nhau vui như đang ở hội làng. Thử vài ba kèo, vần lộn “làm xiếc” với bầy lợn trong chuồng mà toán phạm nhân vẫn chưa “tóm” được chú nào.
Bỗng một giọng nói ồm ồm phát ra từ trong góc nhà: “Chán lũ chúng mày, mang tiếng đại ca giang hồ, đầu yêu trán quỉ mà bắt không nổi một con lợn. Dùng đầu gối đè lên bụng thì lợn mới nằm im chịu chết. Xa đời lâu quá rồi các con ơi…”
Chợt nận ra nhân vật vừa “mạnh giọng” không phải của giám thị mà là một phạm nhân già dáng lụ khụ, nét mặt còn rắn rỏi. Gọi là phạm nhân già vì Phạm Văn Công nay đã 61 tuổi, án 14 năm tội buôn bán ma túy đến nay đã qua 13 mùa xuân trong trại.
Ông Công rớm nước mắt trong tuổi đã xế chiều “sau khi đi tù thì vợ cũng gửi đơn li hôn, kể từ đó đã 12 năm không một bóng người nhà đến thăm. Tết đến lại thêm lần cay đắng, thèm tình ruột rà máu mủ, cũng do mình lầm lỡ…”
Chúng tôi hiểu thêm về tình nghĩa người tù khi Phạm Văn Công bồi hồi: “Chỉ 30 ngày nữa, tôi sẽ được tự do, may thay được ăn nốt cái tết Canh Dần với anh em, cán bộ trong trại. Nhiều khi nghĩ số phận nghiệt ngã trói mình vào lồng, nhưng tình nghĩa, anh em cùng cảnh ngộ khiến sự giam hãm lại hóa thành gia đình…”
Chờ mùa “Xuân Xá”
Một đôi vợ chồng dân tộc Tày ngồi rúm ró ngóng bóng con trước phòng thăm gặp, tâm sự: “Tết này xuống thăm con mà chẳng sắm sanh được gì vì năm rồi mất mùa, lợn gà dịch bệnh chết hết cả, chạy vạy được 2 triệu tiền đi đường. Chốc nữa gặp thì khuyên nó cải tạo tốt rồi cho cháu 300.000 đồng. Chiều hai thân già lại ngược về Lào Cai lo tết vội cho các cháu...”
Phạm nhân Nguyễn Ngọc Phan, nguyên cán bộ quản lý thị trường bị án 7 năm vì tội liên quan đến ma túy, lúi húi xay sắn cho lợn ăn, buồn buồn nói: “Tết trong tù còn là mùa 'xuân xá'. Tết năm nay không có đặc xá nên không khí anh em trong trại kém sôi động một chút. Như tôi đây dù chưa nằm trong diện được hưởng khoan hồng nhưng nhìn anh em được hưởng 'xuân xá', tự do về với gia đình lòng mình cũng xênh xang hy vọng về cánh cửa cuộc đời vẫn rộng mở cho những người lầm lỡ.”
Giữa buổi chiều ngày Tết, gió đông bắc căm căm rít réo, trong căn phòng thăm gặp một cụ già ở tận Xi Ma Cai mắt đỏ hoe, run run. Cụ là Giàng Y Phù đến thăm gặp đứa cháu đích tôn tên Díu mới 27 tuổi nhưng bị án chung thân vì buôn bán ma túy.
Chúng tôi ái ngại, xa xót trước câu chuyện một gia đình bị hủy hoại tàn khốc bởi cái chết trắng ở vùng núi cao. Cũng vì ma túy, bố đẻ của Díu bị lĩnh án chung thân, mẹ ruột và vợ Díu chịu chung 16 năm tù, bỏ lại đứa con trai còn đỏ hỏn cũng là chắt nội cho cụ.
Cụ xúc động: “Già bán nốt con lợn được một triệu đồng đi thăm cháu đích tôn, con trai, con dâu và cháu dâu thì già phải bỏ thôi, cái túi không còn tiền, cái chân mỏi lắm rồi. Già nói thằng Díu rồi, phải nghe lời cán bộ thì mùa xuân về Đảng và nhà nước sẽ giảm án tù, về với con nó. Già còn nhắm mắt về với trời.”
Chia tay những con người lầm lỡ đang cố gắng sửa sai, chúng tôi vẫn như còn nghe thấy lời của Trưởng giám thị trại Hồng Ca - Thượng tá Phạm Văn Khá: “Trại Hồng Ca khó khăn vào bậc nhất cả nước nhưng ngày Tết mỗi phạm nhân có khẩu phần thực phẩm gấp năm ngày bình thường, được thể hiện tài năng làm bánh chưng, chơi thể thao, văn nghệ, thăm gặp gia đình, sum họp vợ con ở căn phòng hạnh phúc… sung túc, ấm cúng như ở nhà, quê hương”./.
Đặng Dương Châu (Vietnam+)