Chúng ta đều biết rằng, cơ thể được vận động có thể giúp thúc đẩy sự trao đổi chất, qua đó có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Tuy nhiên, giới khoa học vẫn chưa tiến hành nhiều nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của vận động đối với sức khỏe của tim.
Vừa qua, các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Đại học Harvard, Mỹ, lần đầu tiên phát hiện cơ chế vận động có lợi cho sức khỏe của tim từ góc độ phân tử.
Thông qua thí nghiệm trên chuột các nhà khoa học phát hiện, thường xuyên vận động có thể giúp hạ thấp rõ nét mức độ yếu tố phiên mã C/EBPb trong cơ thể chuột, qua đó giúp thúc đẩy sự tăng trưởng tế bào cơ tim và có lợi cho sự phát triển tim của chuột thí nghiệm.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện, chuột sẽ có khả năng chống lại sự suy tim khi trong cơ thể chúng có mức độ yếu tố phiên mã C/EBPb thấp.
Theo các nhà khoa học, nghiên cứu trên giúp tìm hiểu sâu hơn về tiềm năng trong việc tái sinh cơ tim.
Phát hiện trên có ý nghĩa quan trọng giúp nghiên cứu phương pháp mới điều trị bệnh tim mạch. Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Tế bào của Mỹ số ra mới nhất./.
Tuy nhiên, giới khoa học vẫn chưa tiến hành nhiều nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của vận động đối với sức khỏe của tim.
Vừa qua, các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Đại học Harvard, Mỹ, lần đầu tiên phát hiện cơ chế vận động có lợi cho sức khỏe của tim từ góc độ phân tử.
Thông qua thí nghiệm trên chuột các nhà khoa học phát hiện, thường xuyên vận động có thể giúp hạ thấp rõ nét mức độ yếu tố phiên mã C/EBPb trong cơ thể chuột, qua đó giúp thúc đẩy sự tăng trưởng tế bào cơ tim và có lợi cho sự phát triển tim của chuột thí nghiệm.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện, chuột sẽ có khả năng chống lại sự suy tim khi trong cơ thể chúng có mức độ yếu tố phiên mã C/EBPb thấp.
Theo các nhà khoa học, nghiên cứu trên giúp tìm hiểu sâu hơn về tiềm năng trong việc tái sinh cơ tim.
Phát hiện trên có ý nghĩa quan trọng giúp nghiên cứu phương pháp mới điều trị bệnh tim mạch. Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Tế bào của Mỹ số ra mới nhất./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)