Cơ hội lịch sử để thiết lập một Đông Á bền vững hơn

Trong những thập kỷ gần đây, khu vực Đông Á đã ghi nhận số người thoát nghèo nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử loài người.
Cơ hội lịch sử để thiết lập một Đông Á bền vững hơn ảnh 1Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 trên một đường phố ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo trang mạng eastasiaforum, lịch sử cho thấy những thay đổi xã hội và kinh tế sâu sắc nhất thường xảy ra sau những cuộc khủng hoảng, thảm họa hay các cuộc xung đột lớn.

Chúng có tác động như chất xúc tác, làm rối loạn các trật tự hiện tại, tạo ra thực tế mới và cách suy nghĩ khác nhau về tương lai. Hiện tại, Đông Á đang trong giai đoạn quan trọng lịch sử.

Hiện có một mối bận tâm dễ hiểu với việc làm thế nào để nền kinh tế Đông Á có thể nhanh chóng phục hồi sau cuộc khủng hoảng viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (COVID-19).

[Hợp tác ASEAN và các quốc gia Đông Á là chìa khóa để chống dịch]

Trong khi đó, điều quan trọng nữa cần lưu ý là các thế hệ tương lai sẽ nhìn lại thời điểm này như thế nào và phán xét những hành động, và cả sự trì trệ, của chúng ta.

Rút cục, thời điểm này trong lịch sử sẽ được xác định bởi cả những gì đến trước và sau nó. Có phải cơ hội đã có trong những năm 2020 đặt nền kinh tế khu vực vào con đường bền vững hơn? Điều này có thể cho thấy đây là thập kỷ rõ ràng nhất của thế kỷ 21.

Cuộc khủng hoảng COVID-19 xuất hiện tại thời điểm chủ nghĩa dân túy sôi sục khi triển vọng về việc khôi phục kỷ nguyên thời cuối thế kỷ 19 của sự trỗi dậy căng thẳng địa chính trị, bảo hộ thương mại và cạnh tranh siêu cường là rất thực tế.

Việc thiếu sự lãnh đạo và hợp tác quốc tế trong xử lý đại dịch là thực tế quá rõ ràng. Các thể chế củng cố trật tự kinh tế quốc tế sau năm 1945 đang chịu áp lực nặng nề trong kỷ nguyên hiện tại của Trump, Putin, Tập Cận Bình, Bolsonaro và Duterte.

Cuộc khủng hoảng phơi bày những giới hạn và rạn nứt của sự lãnh đạo yếu kém, song cũng cho thấy những phẩm chất tốt của những lãnh đạo tài năng như nhà lãnh đạo Jacinda Ardern của New Zealand, được nhiều người ca ngợi.

Cuộc khủng hoảng mang đến điều tồi tệ nhất trong nhân loại nhưng cũng cho thấy thuộc tính tích cực về lòng trắc ẩn, sự sáng tạo và thích nghi.

Trong một bài viết gần đây trên tờ Financial Times, người giành giải Nobel Kinh tế Amartya Sen, cho rằng một xã hội tốt hơn có thể nổi lên từ sự bế tắc và rằng “sự cần thiết để hành động cùng nhau chắc chắn có thể tạo ra sự nhận thức về vai trò mang tính xây dựng của hành động công.”

Đông Á đã cho thấy sự thành công trong hành động công chuyển đổi. Trong những thập kỷ gần đây, khu vực này đã ghi nhận số người thoát nghèo nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử loài người.

Trong những năm sắp tới, các nước Đông Á có cơ hội để thực thi những mục đích chuyển đổi mới và đi đầu trong việc phát huy những hành động công mới, những sáng kiến chính sách và sáng tạo để cải thiện cuộc sống của con người.

Hiện tại, chính phủ các nước Đông Á và một số nước khác tập trung vào các biện pháp khuyến khích tài chính để vực dậy nền kinh tế đất nước do hoạt động trong lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân sụp đổ.

Trong khi những biện pháp can thiệp đó đang giải quyết đúng đắn những vấn đề khẩn cấp của kinh tế như tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng, phá sản doanh nghiệp, dòng chảy tín dụng và đầu tư cho y tế và các dịch vụ thiết yếu khác, những vấn đề phục hồi trong dài hạn hơn cũng cần được cân nhắc.

Tại nhiều nền kinh tế Đông Á, sự phục hồi trong lĩnh vực tư nhân có thể chậm chạp và chắp vá. Một vài ngành công nghiệp của khu vực có thể phục hồi hoàn toàn trong khi một số khác thì co lại, song gần như toàn bộ các nền kinh tế đều sẽ cần đến sự hỗ trợ tài chính và luật pháp từ chính phủ.

Với những rủi ro tài chính đáng kể và những thách thức đang tồn tại, đáng lưu ý nhất đối với các nền kinh tế đang phát triển, liệu sự khuyến khích và đầu tư công mới cho đầu tư tư nhân sẽ được chú trọng?

Đây chính là nhân tố khiến tình trạng biến đổi khí hậu- mối đe dọa hiện hữu lớn hơn nhiều- trở nên liên quan mật thiết.

Đại dịch COVID-19 đã khiến chúng ta nhận thức thậm chí sâu sắc hơn về “rủi ro xã hội của chúng ta trong tình trạng khó khăn, và đưa ra giải pháp rõ ràng hơn về hậu quả trong tương lai của những lựa chọn mà chúng ta đang thực hiện."

Đầu tư mới nên được trực tiếp hướng đến việc xây dựng một môi trường phi carbon nhiều hơn, nền kinh tế thân thiện với môi trường để đặt chúng ta vào con đường bền vững hơn.

Các chính phủ Đông Á không nên được cung ứng sự hỗ trợ phục hồi hoặc khuyến khích vực dậy những ngành công nghiệp công nghệ "bẩn" của thế kỷ 20, như than hoặc nhiên liệu hóa thạch khác. Đây là “thời khắc lịch sử” để chuyển sang một tương lai tươi sáng và rõ ràng hơn.

Đông Á hiện luôn đi đầu trong việc phát triển và sản xuất công nghệ xanh mới, tuy nhiên khu vực này cũng là trung tâm sản sinh ra lượng carbon của toàn cầu. Những thách thức trong việc phi carbon đang là rất lớn, đặc biệt trong những khu vực công nghiệp thành thị tiềm năng của vùng.

Tuy nhiên, cũng có những giải pháp tiềm năng. Năng lượng sạch, như năng lượng tái tạo và xe điện đang tăng nhanh nhưng vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong toàn bộ lĩnh vực.

Năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời hiện chỉ chiếm 8% sản lượng điện thế giới, và xe điện chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số bán xe toàn cầu. Hiệu quả năng lượng là một lĩnh vực quan trọng khác, nơi mà khu vực Đông Á có thể giành được khoản đầu tư khử carbon với “3 thắng lợi”: chi phí sản xuất thấp, giảm ô nhiễm và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Các công ty Đông Á cũng tham gia phần nào bằng cách phát triển chính sách quản lý xã hội và môi trường hoàn thiện hơn. Ngày càng có nhiều công ty chấp nhận ý tưởng rằng họ không tồn tại một cách đơn giản là để kiếm tiền cho chủ sở hữu mà là các tổ chức với một mục đích dân sự.

Có cơ hội cho các hình thức mới về đối tác phát triển biến đổi nổi lên giữa chính phủ và doanh nghiệp tại Đông Á trong việc giải quyết các thách thức về kết nối bền vững.

Bất chấp những căng thẳng địa chính trị hiện tại, đại dịch COVID-19 cho thấy sự kết nối toàn cầu vốn ràng buộc các số phận với nhau. Chủ nghĩa dân tộc bộ lạc là phản tác dụng, đặc biệt trong một thế giới tích hợp chức năng và phụ thuộc lẫn nhau. Bất kể sự theo đuổi “lợi ích quốc gia” nào đều được phát huy tốt nhất nếu có sự hợp tác và ngoại giao quốc tế.

Hiện là thời điểm lịch sử cho các quốc gia Đông Á để phối hợp hành động thông qua các thể chế đa phương, bao gồm ASEAN, Ban thư ký hợp tác ba bên Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc, APEC và một số thể chế khác.

Có lẽ không phải đợi đến tận sang năm để thấy rằng khu vực Đông Á và những nỗ lực hợp tác quốc tế rộng lớn hơn có thể kết hợp và tập trung vào sự khôi phục hợp tác.

Chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng lịch sử này, tuy nhiên nó là một cuộc khủng hoảng được chia sẻ và trải nghiệm chung. Điều này nên tạo ra mảnh đất màu mỡ cho hành động chuyển đổi và mang tính tập thể./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục