Mặc dù việc định giá đất đã được quy định rõ ràng bằng các nghị định, tuy nhiên, trong quá trình định giá đất để bồi thường vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
Đây cũng là một trong những nội dung chính được đưa ra tại cuộc họp báo chiều 7/3 về các vấn đề quản lý đất đai hiện nay, do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức.
Giá bồi thường phải phù hợp với giá thị trường
Số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy tính đến hết 31/12/2011, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ban hành bảng giá đất năm 2012 và công bố công khai bảng giá đất vào ngày 1/1/2012. Đến nay, đã có 59/63 tình thành phố trực thuộc trung ương gửi quyết định ban hành bảng giá đất năm 2012, còn 4 tỉnh chưa gửi quyết định ban hành giá đất năm 2012 là Sơn La, Hà Tĩnh, Phú Yên và Bạc Liêu.
Theo ông Đào Trung Chính, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, nhìn chung, việc xác định giá đất nông nghiệp năm 2012 đã sát và phù hợp với thực tế hơn so với các năm trước đó. Giá các loại đất nông nghiệp ở hầu hết các địa phương hầu như không có sự thay đổi so với mức giá đất cùng loại trong bảng giá đất năm 2011.
Riêng giá đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được điều chỉnh tăng chủ yếu tại các khu vực có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất, loại đô thị, loại đường phố và vị trí đất hay tại một số tuyến đường, đoạn đường đã được đầu tư nâng cấp.
Mặt khác, liên quan tới vấn đề rất nhiều người dân quan tâm là việc định giá trong bồi thường thu hồi, ông Bùi Ngọc Tuân, Cục trưởng Cục Kinh tế và Phát triển Quỹ đất (Tổng Cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, không phải bây giờ giá đất bồi thường mới phải phù hợp với giá thị trường mà điều này đã được nêu ra từ năm 2007 tại nghị định số 123/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xá định giá đất và khung giá các loại đất.
Ông Tuân cho biết, trong nghị định này có quy định, trong ba trường hợp: khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, khi nhà nước cho thuê đất và khi xây dựng phương án bồi thường giải phóng mặt bằng trong trường hợp nhà nước thu hồi đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất, nếu giá đất trong bảng giá đất của ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chưa phù hợp với giá thị trường hay nói cách khác là chưa phù hợp với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường thì phải xem lại.
“Như vậy, giá đất bồi thường phải phù hợp với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường, nếu chưa phù hợp, người dân có quyền khiếu nại điều chỉnh. Điều này cũng đã được quy định tại điều 11 của nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư.” Ông Tuân nói.
Còn nhiều hạn chế khi định giá
Mặc dù giá đất bồi thường phải phù hợp với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường đã được quy định rất rõ trong các nghị định. Tuy nhiên, ông Tuân cũng thừa nhận vẫn còn hạn chế trong việc triển khai, thực hiện định giá đất thu hồi.
“Thực tế, trong quá trình tổng kết thi hành luật đất đai nói chung và đánh giá kiểm điểm sau một năm triển khai nghị định số 69/2009/NĐ-CP nói riêng đã phát hiện một số địa phương vẫn áp dụng bồi thường theo bảng giá đất mặc dù giá đất trong bảng giá đất không phù hợp với giá thị trường, thấp xa so với giá thị trường. Chính những vấn đề như vậy dẫn nên khiếu nại, tố cáo trong người dân.” Ông Tuân nói.
Theo ông Tuân, nguyên nhân của tình trạng này là do một số địa phương không chịu điều tra để xác định lại giá đất mà vẫn áp dụng giá đất theo bảng giá đất mặc dù giá đất chuyển nhượng thực tế trên thị trường đã cao hơn giá trong bảng giá đất.
Bên cạnh đó, ở các địa phương, các định giá viên chuyên nghiệp rất thiếu vì đây là một lĩnh vực, một nghề rất mới, chỉ xuất hiện từ năm 2003 trở lại đây. Vì thế, trong quá trình điều tra, khảo sát, xây dựng bảng giá đất, chất lượng của báo cáo định giá còn có hạn. Do đó vẫn xảy ra tình trạng giá đất trong định giá thu hồi nhiều nơi chênh lệch nhau, gây ra sự không công bằng, là nguyên nhân dẫn đến nhiều khiếu nại của người dân.
“Để khắc phục vấn đề này, trong luật đất đai sửa đổi sắp tới, chúng tôi có đưa ra sửa đổi ba điều, trong đó có điều sửa đổi bổ sung một số nguyên tắc trong xác định giá và hai điều sửa đổi bổ sung mới về hành nghề định giá và dịch vụ cung cấp, tư vấn về giá để đáp ứng yêu cầu xã hội hóa định giá đất và nhu cầu định giá đất của thị trường. Nâng cao năng lực cho đội ngũ định giá viên để làm sao đội ngũ này không những đáp ứng được yêu cầu định giá đất của nhà nước mà còn đáp ứng được nhu cầu xác định cung cấp cho thị trường.” Ông Tuân nói
Khẳng định thêm về việc nâng cao năng lực cho đội ngũ định giá, ông Đào Trung Chính nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ cố gắng làm sao để bảng giá tiếp cận với thị trường hơn. Hiện nay, việc định giá và thu hồi là do các cơ quan hành chính thực hiện, người dân cho rằng các cơ quan này vừa thu hồi đất vừa định giá thì không khách quan nên chúng tôi đề xuất sắp tới sẽ có các tư vấn viên về giá thu hồi, cơ quan hành chính chỉ thẩm định. Chúng tôi hy vọng sắp tới, các vấn để về giá đất sẽ được giải quyết triệt để hơn.”/.
Đây cũng là một trong những nội dung chính được đưa ra tại cuộc họp báo chiều 7/3 về các vấn đề quản lý đất đai hiện nay, do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức.
Giá bồi thường phải phù hợp với giá thị trường
Số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy tính đến hết 31/12/2011, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ban hành bảng giá đất năm 2012 và công bố công khai bảng giá đất vào ngày 1/1/2012. Đến nay, đã có 59/63 tình thành phố trực thuộc trung ương gửi quyết định ban hành bảng giá đất năm 2012, còn 4 tỉnh chưa gửi quyết định ban hành giá đất năm 2012 là Sơn La, Hà Tĩnh, Phú Yên và Bạc Liêu.
Theo ông Đào Trung Chính, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, nhìn chung, việc xác định giá đất nông nghiệp năm 2012 đã sát và phù hợp với thực tế hơn so với các năm trước đó. Giá các loại đất nông nghiệp ở hầu hết các địa phương hầu như không có sự thay đổi so với mức giá đất cùng loại trong bảng giá đất năm 2011.
Riêng giá đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được điều chỉnh tăng chủ yếu tại các khu vực có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất, loại đô thị, loại đường phố và vị trí đất hay tại một số tuyến đường, đoạn đường đã được đầu tư nâng cấp.
Mặt khác, liên quan tới vấn đề rất nhiều người dân quan tâm là việc định giá trong bồi thường thu hồi, ông Bùi Ngọc Tuân, Cục trưởng Cục Kinh tế và Phát triển Quỹ đất (Tổng Cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, không phải bây giờ giá đất bồi thường mới phải phù hợp với giá thị trường mà điều này đã được nêu ra từ năm 2007 tại nghị định số 123/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xá định giá đất và khung giá các loại đất.
Ông Tuân cho biết, trong nghị định này có quy định, trong ba trường hợp: khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, khi nhà nước cho thuê đất và khi xây dựng phương án bồi thường giải phóng mặt bằng trong trường hợp nhà nước thu hồi đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất, nếu giá đất trong bảng giá đất của ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chưa phù hợp với giá thị trường hay nói cách khác là chưa phù hợp với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường thì phải xem lại.
“Như vậy, giá đất bồi thường phải phù hợp với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường, nếu chưa phù hợp, người dân có quyền khiếu nại điều chỉnh. Điều này cũng đã được quy định tại điều 11 của nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư.” Ông Tuân nói.
Còn nhiều hạn chế khi định giá
Mặc dù giá đất bồi thường phải phù hợp với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường đã được quy định rất rõ trong các nghị định. Tuy nhiên, ông Tuân cũng thừa nhận vẫn còn hạn chế trong việc triển khai, thực hiện định giá đất thu hồi.
“Thực tế, trong quá trình tổng kết thi hành luật đất đai nói chung và đánh giá kiểm điểm sau một năm triển khai nghị định số 69/2009/NĐ-CP nói riêng đã phát hiện một số địa phương vẫn áp dụng bồi thường theo bảng giá đất mặc dù giá đất trong bảng giá đất không phù hợp với giá thị trường, thấp xa so với giá thị trường. Chính những vấn đề như vậy dẫn nên khiếu nại, tố cáo trong người dân.” Ông Tuân nói.
Theo ông Tuân, nguyên nhân của tình trạng này là do một số địa phương không chịu điều tra để xác định lại giá đất mà vẫn áp dụng giá đất theo bảng giá đất mặc dù giá đất chuyển nhượng thực tế trên thị trường đã cao hơn giá trong bảng giá đất.
Bên cạnh đó, ở các địa phương, các định giá viên chuyên nghiệp rất thiếu vì đây là một lĩnh vực, một nghề rất mới, chỉ xuất hiện từ năm 2003 trở lại đây. Vì thế, trong quá trình điều tra, khảo sát, xây dựng bảng giá đất, chất lượng của báo cáo định giá còn có hạn. Do đó vẫn xảy ra tình trạng giá đất trong định giá thu hồi nhiều nơi chênh lệch nhau, gây ra sự không công bằng, là nguyên nhân dẫn đến nhiều khiếu nại của người dân.
“Để khắc phục vấn đề này, trong luật đất đai sửa đổi sắp tới, chúng tôi có đưa ra sửa đổi ba điều, trong đó có điều sửa đổi bổ sung một số nguyên tắc trong xác định giá và hai điều sửa đổi bổ sung mới về hành nghề định giá và dịch vụ cung cấp, tư vấn về giá để đáp ứng yêu cầu xã hội hóa định giá đất và nhu cầu định giá đất của thị trường. Nâng cao năng lực cho đội ngũ định giá viên để làm sao đội ngũ này không những đáp ứng được yêu cầu định giá đất của nhà nước mà còn đáp ứng được nhu cầu xác định cung cấp cho thị trường.” Ông Tuân nói
Khẳng định thêm về việc nâng cao năng lực cho đội ngũ định giá, ông Đào Trung Chính nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ cố gắng làm sao để bảng giá tiếp cận với thị trường hơn. Hiện nay, việc định giá và thu hồi là do các cơ quan hành chính thực hiện, người dân cho rằng các cơ quan này vừa thu hồi đất vừa định giá thì không khách quan nên chúng tôi đề xuất sắp tới sẽ có các tư vấn viên về giá thu hồi, cơ quan hành chính chỉ thẩm định. Chúng tôi hy vọng sắp tới, các vấn để về giá đất sẽ được giải quyết triệt để hơn.”/.
Hồng Kiều (Vietnam+)