Cộng đồng Hồi giáo Chăm đón mừng tháng ăn chay Ramadan

Tháng ăn chay Ramadan của đồng bào hồi giáo Chăm tỉnh An Giang năm nay sẽ kéo dài từ ngày 25/6đ ến 28/7 dương lịch.
Cộng đồng Hồi giáo Chăm đón mừng tháng ăn chay Ramadan ảnh 1Người dân huyện An Phú-An Giang cầu nguyện trong tháng Ramadan năm 2009. (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN)

gày 25/6 tại thánh đường Mubarak, ấp Châu Giang, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang), ông Võ Trọng Hữu, Vụ trưởng vụ Văn hóa xã hội - Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang đã cùng với Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh An Giang và đông đảo tín đồ tổ chức trang trọng lễ đón mừng tháng Ramadan 2014 DL-1435 HL.

Tháng ăn chay Ramadan của đồng bào hồi giáo Chăm tỉnh An Giang năm nay sẽ kéo dài đến 28/7 dương lịch. Đây là lễ quan trọng được thực hiện hàng năm của đồng bào Chăm theo đạo Hồi, mang ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt đối với tín đồ từ 15 tuổi trở lên, bắt đầu tuổi trưởng thành.

Trong thời gian này phải tự rèn luyện tu tâm dưỡng tánh, tránh xa tệ nạn rượu chè, cờ bạc... và nhịn ăn, uống vào ban ngày để chia sẻ đói khổ, giúp đỡ người nghèo, hình thành nhân cách của tín đồ ngay từ tuổi trưởng thành có tâm, có đức tính tốt để luôn là người có ích, không là gánh nặng cho gia đình và xã hội sau này.

Đồng bào Chăm có mặt tại tỉnh An Giang đã trên 200 năm, theo đạo Hồi Islam, là một trong bốn dân tộc lớn trong tỉnh như Kinh, Hoa, Chăm, Khmer, sinh sống rải đều trên địa bàn tỉnh, nhưng nhiều nhất là thị xã Tân Châu và huyện An Phú, với trên 3.000 hộ, 15.327 nhân khẩu, chiếm 0,67% dân số toàn tỉnh. Đồng bào sinh sống chủ yếu bằng buôn bán nhỏ, chăn nuôi, dệt vải, thêu đan, đánh bắt thủy sản.

Đồng bào dân tộc Chăm An Giang có nhiều lễ lớn trong năm như lễ Ramadan, lễ Haji, sinh nhật Giáo chủ Mohamad... sinh hoạt tại 12 thánh đường và 15 tiểu thánh đường.

Đồng bào Chăm An Giang có mối quan hệ với tín đồ Hồi giáo các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia và Arabia, đã có nhiều tiến bộ xóa bỏ dần những thủ tục lạc hậu, phụ nữ được bỏ khăn khi ra đường, tham gia học tập văn hóa, làm kinh tế và sống đoàn kết, hòa đồng với các dân tộc anh em trong tỉnh.

Trong thời gian qua Đảng, Nhà nước và tỉnh An Giang đã có nhiều chính sách chăm lo thiết thực cho đồng bào như hỗ trợ về nhà ở, nước sinh hoạt, đường, trường, trạm y tế, vốn vay làm kinh tế gia đình, miễn giảm học phí cho học sinh người dân tộc... góp phần xây dựng các xóm ấp Chăm ngày càng khởi sắc, gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục